Bệnh nhân thứ hai được cấy ghép thành công thận lợn biến đổi gene

Bà Lisa Pisano, người được ghép thận lợn biến đổi gene, đang trong quá trình hồi phục sau ca phẫu thuật. (Ảnh: Shelby Lum/NYTimes)

Nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp sát kỳ nghỉ lễ, Bộ Y tế ra khuyến cáo

Gần 1.000 nhân sự Dược phẩm Meracine chạy bộ ủng hộ trẻ em vùng cao

Podcast: Tránh làm mát cơ thể bằng cách tắm nhiều lần trong ngày

Muốn não bộ khỏe mạnh: Không thể bỏ qua omega-3

Bệnh nhân là bà Lisa Pisano - 54 tuổi, bị cả suy tim và suy thận. Bà có nguy cơ tử vong nếu không có máy tạo nhịp tim - một thiết bị y tế được sử dụng cho những bệnh nhân suy tim cần ghép tim, nên 8 ngày trước ca ghép thận, bà đã được các bác sỹ chỉ định và thực hiện thành công việc ghép máy tạo nhịp tim.

Quả thận được lấy từ một con lợn biến đổi gene do United Therapeutics Corporation - một công ty công nghệ sinh học, cung cấp. Con lợn đã được loại bỏ gene - chuyên sản xuất một loại đường gọi là alpha-gal. Theo các nghiên cứu của NYU Langone Health, việc loại bỏ gene này giúp giảm nguy cơ xảy ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng ở bệnh nhân, điều này có thể dẫn đến việc đào thải ngay lập tức một cơ quan được cấy ghép từ động vật, của quá trình được gọi là cấy ghép khác loài (xenotransplantation).

Các bác sĩ phẫu thuật ở Langone của NYU cũng đặt tuyến ức của lợn bên dưới quả thận được cấy ghép với hy vọng có thể lập trình lại hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để nó không đào thải nội tạng của lợn.

Bà Pisano có thể đã chết nếu không được đặt máy tạo nhịp tim và không đủ điều kiện để nhận nội tạng người vốn khan hiếm. Bà Pisano cho biết: “Sau khi biết rằng mình không có cơ hội nhận một quả thận từ người hiến, tôi biết rằng mình không còn nhiều thời gian nữa. Nhưng các bác sĩ điều trị cho tôi lại nói với tôi rằng, tôi sẽ có cơ hội ghép một quả thận lợn biến đổi gene nên tôi đã thảo luận với gia đình”.

 

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận từ một con lợn biến đổi gene là một người đàn ông 62 tuổi. Bệnh nhân đó đã được xuất viện.

Các quan chức của NYU Langone Health cho biết trường hợp của bà Pisano là trường hợp đầu tiên vừa được ghép máy tạo nhịp tim vừa được cấy ghép nội tạng. Suy thận thường khiến bệnh nhân không đủ điều kiện để được ghép máy tạo nhịp tim vì nguy cơ tử vong cao.

Tiến sĩ Nader Moazami - Trưởng Khoa Ghép Tim và Phổi tại Trường Y Grossman – Đại học New York, cho biết, các ca phẫu thuật liên tiếp trong 9 ngày này là rất bất thường, nếu không muốn nói là chưa từng có. TS Moazami đã cùng thực hiện ca phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim cho bà Pisano vào ngày 4 tháng 4.

Tiến sĩ Moazami cho biết: “Đây là lần đầu tiên trên thế giới, một phẫu thuật đặt thiết bị hỗ trợ tâm thất trái được thực hiện trên một bệnh nhân chạy thận đang có kế hoạch ghép thận sau đó”.

Cấy ghép khác loài hiện nay được coi là thử nghiệm, đã được Hội đồng Đạo đức của NYU Langone cho phép và phê duyệt theo chương trình nhân đạo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, dành cho những bệnh nhân mắc các tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.

PV (theo NYTimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn