Điều trị và trấn an tâm lý giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư
Đừng nhầm ung thư với bệnh trĩ
Độc chất trong xà phòng có thể gây ung thư gan
Phòng ngừa ung thư gan: Lời khuyên dành cho bạn
Cách điều trị ung thư gan nguyên phát
10 kết luận gây sốc về ung thư vú
Thông thường một bệnh nhân bị ung thư sẽ trải qua bốn giai đoạn về tâm lý. Với mỗi giai đoạn, bác sỹ và người nhà đều cần trấn an tâm lý cho bệnh nhân, để góp phần nâng cao hiệu quả cho việc điều trị.
1. Giai đoạn sửng sốt và nghi ngờ
Sau khi biết mình bị ung thư, bệnh nhân thường rất sửng sốt bất ngờ, có người còn rơi vào tình trạng trầm cảm, u uất, cáu gắt với tất cả mọi người. Sau đó vài ngày họ chuyển sang trạng thái nghi ngờ không biết bác sỹ hay bệnh viện có chẩn đoán đúng hay không. Họ tìm mọi cách chứng minh mình không phải bị ung thư và tìm đến rất nhiều bác sỹ, cơ sở y tế khám và hy vọng vào khả năng không bị ung thư.
Ở giai đoạn này, sự tư vấn về tâm lý hết sức khó khăn. Nhiều khi phải làm nghiệm pháp giả, tức phải nói bệnh nhân chưa chắc đã bị ung thư mà chỉ là nghi ngờ thôi...
2. Giai đoạn hy vọng
Tinh thần bệnh nhân bớt dần căng thẳng. Họ tin vào lời bác sỹ và nhân viên y tế, hy vọng vào phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác sẽ giúp mình khỏi bệnh.
Đây là giai đoạn tốt nhất để các thầy thuốc can thiệp vào điều trị và trấn an tâm lý cho bệnh nhân. Kết hợp với thầy thuốc ở giai đoạn này là những chuyên viên tâm lý y khoa hoặc điều dưỡng có kỹ năng về tâm lý giúp bệnh nhân tin tưởng, hy vọng và hồi phục sức khỏe tốt.
3. Giai đoạn chấp nhận
Sau khi can thiệp phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn chấp nhận căn bệnh của mình, tiếp tục theo dõi và sử dụng các phương pháp điều trị tiếp theo. Họ không còn nghĩ nhiều đến cái chết và không còn mặc cảm về bệnh tật nữa.
Ở giai đoạn này, niềm tin về số mệnh, về tôn giáo và gia đình sẽ an ủi họ rất nhiều để vượt qua được những đau đớn, khổ hạnh của bệnh tật.
4. Giai đoạn chờ đợi
Bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối ít nghĩ đến cái chết, chấp nhận sự ra đi và hy vọng vào một cuộc sống tương lai ở thế giới khác. Giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ về tâm linh, tôn giáo từ những người thân trong gia đình và các chuyên gia tâm lý.
Bình luận của bạn