Bệnh tay chân miệng lại "đe dọa" người Hà Nội

Dịch bệnh tay chân miệng đang có nguy cơ bùng phát tại Hà Nội trong những ngày đầu năm này (Nguồn: Internet)

Làm gì để tránh bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết

Chủ động phòng ngừa tay chân miệng

Chẩn đoán viêm họng, bé gái tử vong vì tay chân miệng

Cụ thể trong nửa tháng 1/2015, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện 5 ổ dịch tay chân miệng tại hơn 10 quận, huyện với 36 ca mắc.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong năm  2014 cả nước ghi nhận 80.685 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 8 trường hợp tử. So với năm 2013, số mắc giảm 0,5%, số tử vong giảm hơn 63%. So với trung bình giai đoạn 2011-2013, số mắc giảm 31,9%, số tử vong giảm 90%, nhưng bệnh vẫn lưu hành ở mức cao và rộng khắp cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. 

Tại Hà Nội ghi nhận 1.170 trường hợp mắc ở 26/30 quận, huyện. Số mắc giảm 58% so với cùng kỳ năm 2013; Bệnh nhân phân bố rải rác tại 373/584 xã, phường của 30 quận, huyện; Có đến 96,7% trường hợp mắc là trẻ dưới 5 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi chiếm 21,3%, trẻ 1 - 4 tuổi là 75%. Dịch xuất hiện cả ở nội và ngoại thành với số mắc cao.  Điều đáng nói, dịch bệnh xuất hiện chưa rõ chu kỳ.

Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, mặc dù bệnh tay chân miệng có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây nhưng tình hình bệnh trong năm 2015 sẽ diễn biến khó lường vì mầm bệnh còn đang lưu hành rộng rãi với nhiều chủng virus gây bệnh trong khi chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị đặc hiệu. 

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, đây là bệnh dễ mắc và rất dễ lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ, do vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Khuyến cáo của Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế để phòng bệnh tay chân miệng:
- Cho trẻ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi; Đồ dùng phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. 
- Không mớm thức ăn cho trẻ; Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Đình Phong H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin