Giao mùa, nhiều trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng
Bệnh Alzheimer tiến triển như thế nào?
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng liên tục
Không phân biệt được 2 bệnh này, mẹ dễ mất con!
Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Trẻ dưới 5 tuổi hay mắc bệnh
Các chuyên y tế cho rằng, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh tay chân miệng có các biểu hiện ban đầu là sốt, lở miệng, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, trẻ khóc quấy... Một số khác, trẻ bị run tay chân, đi đứng không vững, khó thở, da nổi bông vân, tay chân lạnh… Khi phát hiện con có những triệu chứng này, phụ huynh nên đưa đi khám để phát hiện sớm trẻ mắc tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng dễ lây và phát tán thành dịch ở nhóm trẻ trong các trường mầm non, ở nơi đông dân cư nên khi phát hiện bệnh cha mẹ cần thông báo ngay với nhà trường.
Trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh tay chân miệng
Nguy hiểm khi bị biến chứng tay chân miệng
Đa số trẻ bị tay chân miệng có tiên lượng tốt, tuy nhiên bệnh do virus EV71 thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện chính là tổn thương da - niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời… Do vậy, quan trọng nhất là phải theo dõi chặt diễn tiến bệnh của bệnh nhân để có thể đưa bệnh nhân đi viện điều trị kịp thời nếu phát hiện triệu chứng của biến chứng.
Trẻ mắc tay chân miệng có thể gặp biến chứng nặng như viêm não
Nguyên nhân nhiều trẻ mắc tay chân miệng và biến chứng nặng, một phần do thời tiết giao mùa thay đổi bất thường mưa nhiều, độ ẩm cao thuận lợi cho các virus gây bệnh phát triển. Mặt khác, do sự chủ quan của cha mẹ hoặc thiếu hiểu biết về dấu hiệu bệnh mà nhiều trẻ khi đến cơ sở y tế khám và điều trị đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã biến chứng. Hơn nữa, do sức đề kháng của trẻ yếu nên trẻ nhỏ dễ bị bệnh nặng.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng cha mẹ cần lưu ý:
- Sốt cao liên tục ≥ 39 độ C khó hạ,
- Thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều,
- Trẻ bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật, hôn mê.
Nếu trẻ bị nôn ói, sốt cao cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện
Phòng ngừa tay chân miệng thế nào?
Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, lau rửa vật dụng cá nhân, rửa và phơi nắng đồ chơi .
- Cho trẻ ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi.
- Rửa tay sạch sẽ trước ăn và sau khi đi cầu.
- Cách ly khi có người nhà hoặc trong lớp học có trẻ nghi ngờ bị bệnh.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ và ngủ chơi hợp lý.
Bình luận của bạn