- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Động kinh ở trẻ sơ sinh có thể là lành tính
Sai lầm của phụ huynh trong điều trị động kinh ở trẻ
Vì sao uống đều thuốc chống động kinh nhưng vẫn bị co giật?
Tác dụng phụ của thuốc trị động kinh, co giật phenytoin như thế nào?
Trẻ mắc bệnh động kinh do ngã đập đầu xuống đất
Bệnh động kinh là nhóm bệnh rối loạn não rất đa dạng xuất hiện ở giai đoạn não đang phát triển cho nên hoạt động điện não đồ ở thì giữa các cơn hay trong cơn ở động kinh không rõ căn nguyên có ý nghĩa cho chẩn đoán đóng góp vào đánh giá hành vi, nhận thức và vận động chậm dần hay thoái lui. Một cơn động kinh thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, tuy không đau đớn nhưng có thể rất khó chịu. Động kinh ở thời kỳ sơ sinh bao gồm: Động kinh sơ sinh gia đình lành tính (BFNE); Bệnh co giật co nhũ nhi (EME); Hội chứng Ohtahara. Tại Việt Nam, có tới 50,5% trường hợp động kinh ở trẻ em xảy ra trước 10 tuổi.
Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ sơ sinh
Ngày đầu tiên: Thiếu oxy não, chấn thương, xuất huyết nội sọ, thuốc, nhiễm trùng, tăng/hạ đường huyết, thiếu pyridoxine.
Ngày thứ hai: Nhiễm trùng huyết, chấn thương, hạ đường huyết, hạ calci máu, tăng/hạ natri máu, tăng phosphate máu, ngưng thuốc, bất thường não bẩm sinh, tăng huyết áp, co giật sơ sinh có tính gia đình lành tính.
Ngày thứ tư đến tháng thứ 6: Hạ calci máu, nhiễm trùng, tăng/hạ natri máu, ngưng thuốc, tăng phosphate máu, bất thường não bẩm sinh, tăng huyết áp.
Hầu hết các trường hợp động kinh ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, có những trường hợp hiếm gặp nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cần phân biệt các thể động kinh ở trẻ sơ sinh để có hướng điều trị phù hợp.
Co giật sơ sinh đôi khi không cần điều trị
Co giật sơ sinh lành tính vô căn và co giật sơ sinh lành tính gia đình đôi khi không cần điều trị, trẻ có thể hồi phục về trạng thái sức khỏe ban đầu.
Co giật sơ sinh lành tính vô căn thường xuất hiện sau khi trẻ ra đời được 5 ngày, gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Co giật sơ sinh lành tính vô căn có biểu hiện là cơn giật cơ cục bộ và có thể kèm theo ngưng thở; Thường lan tỏa từ nửa thân một bên sang bên đối diện kéo dài 1 - 3 phút. Một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục, thời gian 1 - 20 giờ, thậm chí là 3 ngày, giữa các cơn cũng như trước khi có động kinh liên tục khám thần kinh ở trẻ sơ sinh này vẫn thấy bình thường. Sau cơn động kinh trẻ có thể ngủ gà, giảm trương lực cơ kéo dài đến vài ngày, phần lớn do tác động của thuốc kháng động kinh.
Cơn co giật ở trẻ sơ sinh
Co giật sơ sinh lành tính gia đình thường xuất hiện vào ngày thứ 2 và 3, tuy nhiên có thể khởi phát muộn vào ngày thứ 21, sau một tháng hoặc sau 3 tháng. Trẻ đẻ đủ tháng, cân nặng bình thường, tỷ lệ số bệnh nhi trai thường cao hơn gái. Nói chung đến nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân bệnh trừ trường hợp hạ magne huyết thoáng qua. Biểu hiện là các cơn giật cơ đôi khi ngừng thở, một số trường hợp có thể có cơn co cứng cơ. Các cơn động kinh thường diễn ra từ 1 – 3 phút, tái diễn có khi tới ngày thứ 7 và trong tuần tiếp theo có thể vẫn còn các cơn ngắn.
Bệnh não giật cơ sớm
Kkhởi phát vào thời kỳ sơ sinh, trong vòng 28 ngày đầu hoặc trong vòng 3 tháng đầu. Ngay từ khi ra đời, tâm trí của trẻ hầu như không phát triển, bao giờ cũng thấy giảm trương lực trục thân nhưng lại tăng trương lực tứ chi, đôi khi có tư thế cứng đờ lìa não. Biểu hiện của các cơn bao gồm:
- Các cơn giật cơ từng đoạn thất thường: Là biểu hiện sớm nhấtvà có thể xuất hiện vài giờ sau khi trẻ ra đời, thấy rõ ở mặt hoặc các chi. Ở các bệnh nhi phần lớn các cơn co giật này tái diễn liên tiếp hoặc gần như liên tục, cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ.
- Các cơn giật cơ hai bên: Trục thân hoặc toàn khối có thể xuất hiện sớm và lần lượt kế tiếp với các cơn co giật thất thường.
- Các cơn cục bộ đơn thuần: Thường phối hợp với giật cơ thất thường. Biểu hiện lâm sàng có thể là quay mắt kèm theo hay không kèm theo giật cơ, hoặc ngừng thở, đỏ mặt… các cơn này tiếp diễn ngay sau các cơn giật cơ thất thường.
- Các cơn co thắt kiểu co cứng: Bao giờ cũng xuất hiện sau cùng, và thường lúc trẻ 3 – 4 tuổi. Các cơn co thắt này thường xảy ra lúc trẻ thức, nhưng đôi khi vẫn xảy ra trong giấc ngủ và thường hay tái diễn nhiều lần.
Bệnh não động kinh trẻ em sớm
Bệnh này khác với bệnh não giật cơ sớm ở điểm không thấy có giật cơ thông thường hay lan tỏa. Đây còn gọi là một thể của hội chứng West. Nguyên nhân thường do khuyết tật bẩm sinh.
Hội chứng động kinh này có đặc điểm xuất hiện rất sớm với cơn co thắt tăng trương lực cơ và co giật cục bộ và hiếm co giật cơ chuyển dạng. Ngược với động kinh giật cơ tiến triển , chuyển dạng thành co giật cục bộ, đôi khi xuất hiện co thắt trương lực. Đây là thể động kinh khó trị, 50% tử vong sớm, còn lại chuyển thành hội chứng West.
Động kinh liên tục nặng không rõ nguyên nhân của sơ sinh
Trẻ ra đời bình thường và các cơn xuất hiện sớm trong vòng 5 ngày đầu, 2/3 trường hợp có cơn trước ngày thứ 4. Cơn thường xảy ra khoảng 1 - 2 phút với biểu hiện co cứng, ngoài ra còn có các cơn co giật toàn bộ, một bên hoặc cục bộ. Các cơn thường kèm theo quay mắt, quay đầu, ngừng thở, thở nhanh,nhịp tim chậm, tím tái. Các cơn động kinh xảy ra nhiều lần trong ngày, có khi kéo dài từ 3 đến 6 tuần, trung bình là 5 tuần.
Trẻ có sự phát triển chậm về tâm lý – vận động. Trong 2 năm đầu sẽ xuất hiện những cơn động kinh mới, cục bộ hoặctoàn bộ, một vài bệnh nhi tiến triển thành hội chứng West.
Ngày đầu tiên |
Xuất huyết nội sọ |
Thuốc |
Nhiễm trùng |
Hạ/tăng đường máu |
Bình luận của bạn