- Chuyên đề:
- Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não. Ảnh minh họa
Đề phòng khi thủy đậu vào mùa
Trẻ sơ sinh 9 ngày tuổi đã bị thủy đậu
Ăn gì để phòng bệnh sởi, thủy đậu?
Dinh dưỡng cho trẻ “mùa” sởi, thủy đậu
Đừng để nước đến chân…
Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh toàn thân do virus varicella zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người, nhưng chủ yếu là trẻ từ 5 - 9 tuổi. Thể nặng thường gặp ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao và có đến 9 trong 10 trẻ sẽ bị thủy đậu trước 12 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được phòng ngừa bằng vaccine. Cũng như nhiều bệnh do virus, thủy đậu bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa Đông – Xuân. Đây là thời điểm mưa phùn nhiều, thời tiết lanh, độ ẩm không khí tăng cao và là điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi nảy nở. Đặc biệt, thời tiết lạnh, thay đổi thất thường làm cho sức đề kháng của trẻ suy giảm và trẻ dễ bị mắc bệnh.
Bệnh biểu hiện qua các ban sần – mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Ở trẻ nhỏ bệnh thường dễ lây lan do cùng chơi đùa, ăn ngủ tại nhà trẻ, mẫu giáo, trường bán trú. Không ít trường hợp trẻ khỏe mạnh nhưng bỗng dung bị sốt, nổi mụn nước li ti trên mặt chỉ sau một ngày đến trường. Khi bị bệnh các bé thường gãi vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, làm tổn thương sâu vào vùng da của bé.
Đặc biệt, nhiều trẻ bị biến chứng viêm não nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém. Biến chứng của thủy đậu có thể làm trẻ sốt li bì, co giật… ảnh hưởng đến thận, não, gan…
Một biến chứng khác không kém phần nguy hiểm là trẻ bị viêm phổi do thủy đậu. Do đó, khi trẻ sốt cao, ho nhiều thì cha mẹ cũng cần đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.
Mặc dù nguy hiểm và dễ lây lan, song nhiều phụ huynh vẫn coi thường và cho rằng thủy đậu là bệnh thông thường hoặc nhầm với sốt phát ban. Chính tâm lý chủ quan đó mà nhiều phụ huynh không tiêm phòng cho trẻ hoặc tự ý điều trị tại nhà và để đến khi con bị biến chứng nặng mới hốt hoảng tìm cách điều trị.
Bảo vệ con trước mùa thủy đậu
Theo TS.BS Cao Hữu Nghĩa -Trưởng khoa Sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TP.HCM: “Cách phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả và an toàn là tiêm vaccine cho trẻ trước mùa dịch ít nhất một tháng, bởi vaccine thuỷ đậu cần 2 - 3 tuần để phát huy tác dụng. Trẻ vẫn có thể bị lây thủy đậu trước khi vaccine kịp có tác dụng. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng sớm cũng giúp cha mẹ tránh được tình trạng khan hiếm vaccine và chen chúc tại các trung tâm dịch tễ. Vaccine thủy đậu được tiêm một liều cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, 2 liều cách nhau 4 - 8 tuần với trẻ trên 13 tuổi hoặc người lớn”.
Thủy đậu có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người; Qua tiếp xúc với dịch tiết của các bọng nước vỡ ra; Và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; Bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng. Do đó, cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ cũng cần phòng bệnh cho bản thân để tránh trở thành nguồn trung gian lây bệnh cho con. Những nguyên tắc dự phòng phổ biến là không ôm, bế, cưng nựng trẻ khi đi làm về mà chưa thay đồ; Không cho trẻ ăn khi chưa vệ sinh tay chân... Gia đình nên giữ môi trường sống sạch sẽ, mở rộng cửa để giữ cho không khí thông thoáng, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng.
Ngoài ra, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị thủy đậu cho trẻ. Dinh dưỡng đúng cách, đầy đủ giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.
Bình luận của bạn