Đề phòng khi thủy đậu vào mùa

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.

Phân biệt nốt thủy đậu và phát ban của sởi như thế nào?


Đặc điểm của của nốt phỏng thủy đậu là nước trong, nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm. Nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự, tính chất này để phân biệt với ban của bệnh sởi (ban của sởi mọc tuần tự). Ban, nốt phỏng thủy đậu thì mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày, vì vậy trên cùng một diện tích da các ban mọc không cùng một lứa (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy)

Dễ lây lan trong cộng đồng

- Bệnh dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).

- Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

- Bệnh phát triển trong vòng 10 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

- Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

 


Biểu hiện của bệnh thủy đậu


Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thủy đậu của họ đóng vảy. Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh.

Bệnh phát triển qua các thời kỳ

- Thời kỳ ủ bệnh: Là thời gian từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh cho đến khi có triệu chứng đầu tiên, thay đổi từ 10 đến 20 ngày, trung bình là 14 - 16 ngày. Trong thời kỳ này bệnh nhân không có biểu hiện bệnh lý nào.

- Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân thường có sốt nhẹ, kèm theo ớn lạnh. người mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cơ…thời ký này kéo dài khoảng 24 - 48 giờ. Ở trẻ em có thể hoàn toàn không có thời kỳ này, bệnh xuất hiện đột ngột.

- Thời kỳ toàn phát: Triệu chứng quan trọng và điển hình của thời kỳ này là “Nốt rạ”. đây là những nốt ban đỏ, ngứa xuất hiện trên da ở vùng đầu, mặt rồi lan ra khắp cả thân người, ban mọc có thể mọc ở cả niêm mạc miệng, mũi, tai và bộ phận sinh dục. Sau 12 - 24 giờ, các nốt ban tiến triển thành các nốt phỏng nước, bên trong chứa chất dịch trong suốt. Bóng nước mọc nhiều đợt khác nhau trên một vùng da, do đó có thể thấy bóng nước nhiều lứa tuổi khác nhau trên một diện tích da ở một thời điểm nào đó: dạng phát ban, dạng bóng nước trong, dạng đóng mày…

Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có ngứa, đôi khi có hạch to đặc biệt là trong những trường hợp nốt rạ bị bội nhiễm. Mức độ nặng nhẹ của bệnh trái rạ liên quan đến số lượng bóng nước, bóng nước càng nhiều bệnh càng nặng.

Sau 5 - 10 ngày các bóng nước vỡ ra, khô lại thành vảy và bong vảy. Các vảy này không để lại sẹo vĩnh viễn nếu không bị nhiễm trùng da thứ phát.

Bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi nên có thể để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

• Để bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

• Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.

 


Nên vệ sinh thường xuyên với nước muối sinh lý


• Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho người bệnh bằng nước ấm trong phòng tắm. Nên cho người bệnh mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

• Đối với trẻ em, nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

• Cho ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

• Nếu bệnh nhân có ngứa nhiều, khó chịu nên đưa đến khám tại các cơ sở y tế.

• Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc.

• Dùng dung dịch xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

• Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mũ, tấy đỏ vùng da xung quanh...

• Nên tránh những quan điểm và việc làm không đúng như:

+ Kiêng gió, kiêng nước, để người bệnh ở trong phòng quá kín, cho mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

+ Sử dụng các loại lá cây… đắp lên nốt rạ của người bệnh.

+ Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định của thầy thuốc.

+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?

- Kiêng chỗ đông người 

Bệnh thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên tránh xa những chỗ đông người.

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân 

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biếtbệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, bạn nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…

 


Những người bị thủy đậu nên dùng riêng đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây lan

 

- Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm

vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, bạn nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

- Kiêng ăn thực phẩm tanh 

Trong chế độ ăn uống thìbệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

- Giữ vệ sinh thân thể 

Theo các chuyên gia phụ khoa, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu