Các triệu chứng viêm mũi xoang ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh
Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ thế nào cho đúng?
Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ có cần dùng kháng sinh không?
Cẩn trọng với bệnh viêm mũi xoang ở trẻ
Dinh dưỡng cho người viêm mũi xoang cấp tính
Ngày càng nhiều người mắc viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là hiện tượng viêm niêm mạc mũi và hệ thống xoang mặt, làm niêm mạc mũi xoang sung huyết, phù nề, các lỗ thông xoang bị tắc không còn chức năng dẫn lưu và vận chuyển niêm dịch. Viêm mũi xoang có thể là viêm cấp (dưới 4 tuần), bán cấp (8 - 12 tuần) hoặc viêm mạn tính (trên 12 tuần).
Trong những năm gần đây, do nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống… tỷ lệ bệnh viêm mũi xoang đang có dấu hiệu gia tăng. Theo thông tin tại Hội nghị Quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ” ngày 23/11 tại Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc, mỗi năm có hơn 20% dân số Việt Nam phải sống chung với viêm xoang mạn tính.
Chia sẻ với báo chí bên lề Hội nghị, PGS.TS.BS Lê Công Định, Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mũi xoang gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ngửi kém… gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm
Viêm mũi xoang thường không tự khỏi và diễn biến thành viêm mũi xoang mạn tính hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Một số biến chứng thường gặp như: Viêm tai giữa, viêm kết mạc, viêm bờ mi, áp xe tuyến lệ, viêm thần kinh nhẫn cầu, viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe não... Tuy ít gặp nhưng nếu không may gặp phải các biến chứng nguy hiểm này, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân khiến bệnh kéo dài dai dẳng và có thể dẫn đến biến chứng, thường do người bệnh chủ quan không đi khám kịp thời. Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Anh Đức, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Bưu điện, chia sẻ trên VTV.vn, có thể nói khi mắc bệnh viêm mũi xoang, tỷ lệ người dân không đi thăm khám rất cao. Nhiều người tự ra hiệu thuốc mua thuốc, sau đó tự điều trị tại nhà. Như vậy không bảo đảm yêu cầu chuyên môn, không bảo đảm việc lựa chọn đúng, chính xác chủng loại thuốc dẫn đến việc điều trị không đúng cách, thậm chí sai lầm nguy hại.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi bệnh khởi phát, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng và đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Theo PGS.TS.BS Lê Công Định, một trong những phương pháp phối hợp điều trị bệnh viêm mũi xoang đầu tiên là phòng tránh các tác nhân kích thích như bụi, không khí ô nhiễm và các dị nguyên. Sau đó, người bệnh sẽ được khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối hàng ngày. Khi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Người bệnh tuyệt đối không điều trị theo quan niệm dân gian chưa được kiểm chứng, không tự ý dùng thước khi chưa có chỉ đinh của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi, mọi người phải giữ ấm khi trời lạnh, vệ sinh mũi và họng thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Đồng thời cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi đều đặn, tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước và ăn nhiều trái cây.
Bình luận của bạn