Tham dự hội nghị có GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ y tế và đại diện các Bệnh viện công và tư tại các tỉnh miền Bắc...
GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay việc phối hợp giữa các bệnh viện công lập và tư nhân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và góp phần giảm tải ở các bệnh viện công.
Tuy vậy, sự phối hợp này cũng cần được nghiên cứu và
thực hiện theo một cơ chế mà lợi ích người bệnh phải được đặt lên hàng
đầu. Bộ trưởng cũng gợi ý các bệnh viện công - tư cần chọn ra những
chuyên khoa để hợp tác, như những chuyên khoa mà bệnh viện công luôn quá
tải hiện nay như: ung bướu, tim mạch, sản, nhi…
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay cả nước có 170 bệnh viện tư nhân với đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh của khối này vẫn rất thấp, chỉ chiếm gần 7% điều trị ngoại trú và 6% điều trị nội trú; công suất giường bệnh chỉ đạt 40% và phục vụ khoảng dưới 4% lượt khám bảo hiểm y tế.
Trong khi đó thì bệnh viện công lập có nguồn nhân lực dồi dào nhưng trang thiết bị chưa đủ, số lượng bệnh nhân quá đông, giường bệnh không đáp ứng đủ. Do đó, 2 loại hình bệnh viện công - tư này có thể phối hợp với nhau để giảm tải cho các bệnh viện công. “Sự phối hợp này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên vì lợi ích của bệnh nhân, cùng bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở pháp lý”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Cũng trong Hội nghị, PGS.TS Mạc Quốc Anh (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) tỏ ra băn khoăn, hiện nay bệnh viện công đang phải phục vụ rất nhiều đối tượng người bệnh nên muốn hợp tác, bệnh viện tư phải xây cơ chế nhiều mức giá khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Một trong những vấn đề về tính khả thi trong hợp tác công - tư đó chính là giá dịch vụ khám chữa bệnh của 2 loại hình bệnh viện này khác nhau. Sở dĩ lâu nay các bệnh viện công luôn trong tình trạng quá tải một phần là do giá cả khám chữa bệnh luôn thấp hơn so với bệnh viện tư. Liệu rằng người bệnh có chấp nhận chuyển từ bệnh viện chi phí thấp sang bệnh viện có chi phí cao hơn, trong khi chất lượng chưa chắc cao hơn?
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec nhận xét, trên thế giới hiện nay, xu hướng tư nhân hóa y tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước. Các nước phương tây như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh..., các nước gần Việt Nam hơn như là Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Tại Mỹ số bệnh viện ngoài công lập chiếm 85%, Đức 50%, Nhật Bản 55%, trong khi đó số liệu thống kê của Bộ y tế thì tỷ lệ này ở Việt Nam mới chỉ là 11%. Trong khi đó hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam đã, đang và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống y tế nói riêng và quá trình phát triển của toàn đất nước nói riêng. Vì vậy việc khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập là điều cần thiết.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, tham khảo từ những ý kiến đưa ra trong hội nghị lần này, thời gian tới Bộ sẽ nghiên cứu và nhanh chóng ban hành văn bản pháp lý, đề xuất thực hiện thí điểm mô hình hợp tác công - tư để giảm tải cho bệnh viện công.
GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay việc phối hợp giữa các bệnh viện công lập và tư nhân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và góp phần giảm tải ở các bệnh viện công.
"Sự phối hợp giữa bệnh viện công và tư còn gặp nhiều vướng mắc, vì chưa có quy chế quy định rõ ràng, chẳng hạn như: cơ chế tài chính khi chuyển giao bệnh nhân, quy định bác sỹ làm ngoài giờ, cách tính tiền công cho bác sỹ làm ngoài giờ, hay quy định về mức tham gia tối đa của vốn Nhà nước..." |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay cả nước có 170 bệnh viện tư nhân với đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh của khối này vẫn rất thấp, chỉ chiếm gần 7% điều trị ngoại trú và 6% điều trị nội trú; công suất giường bệnh chỉ đạt 40% và phục vụ khoảng dưới 4% lượt khám bảo hiểm y tế.
Trong khi đó thì bệnh viện công lập có nguồn nhân lực dồi dào nhưng trang thiết bị chưa đủ, số lượng bệnh nhân quá đông, giường bệnh không đáp ứng đủ. Do đó, 2 loại hình bệnh viện công - tư này có thể phối hợp với nhau để giảm tải cho các bệnh viện công. “Sự phối hợp này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của hai bên vì lợi ích của bệnh nhân, cùng bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở pháp lý”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Cũng trong Hội nghị, PGS.TS Mạc Quốc Anh (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) tỏ ra băn khoăn, hiện nay bệnh viện công đang phải phục vụ rất nhiều đối tượng người bệnh nên muốn hợp tác, bệnh viện tư phải xây cơ chế nhiều mức giá khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Một trong những vấn đề về tính khả thi trong hợp tác công - tư đó chính là giá dịch vụ khám chữa bệnh của 2 loại hình bệnh viện này khác nhau. Sở dĩ lâu nay các bệnh viện công luôn trong tình trạng quá tải một phần là do giá cả khám chữa bệnh luôn thấp hơn so với bệnh viện tư. Liệu rằng người bệnh có chấp nhận chuyển từ bệnh viện chi phí thấp sang bệnh viện có chi phí cao hơn, trong khi chất lượng chưa chắc cao hơn?
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec nhận xét, trên thế giới hiện nay, xu hướng tư nhân hóa y tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước. Các nước phương tây như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh..., các nước gần Việt Nam hơn như là Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Tại Mỹ số bệnh viện ngoài công lập chiếm 85%, Đức 50%, Nhật Bản 55%, trong khi đó số liệu thống kê của Bộ y tế thì tỷ lệ này ở Việt Nam mới chỉ là 11%. Trong khi đó hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam đã, đang và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống y tế nói riêng và quá trình phát triển của toàn đất nước nói riêng. Vì vậy việc khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập là điều cần thiết.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, tham khảo từ những ý kiến đưa ra trong hội nghị lần này, thời gian tới Bộ sẽ nghiên cứu và nhanh chóng ban hành văn bản pháp lý, đề xuất thực hiện thí điểm mô hình hợp tác công - tư để giảm tải cho bệnh viện công.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn