Trẻ nhiễm khuẩn nặng không nhất thiết phải điều trị ở bệnh viện tuyến trên
Trẻ nhiễm khuẩn da do tắm lá sai cách
Nước sốt Tahini nhiễm khuẩn salmonella
Hơn 70% gà siêu thị ở Anh nhiễm khuẩn
Mổ nội soi có nguy cơ gây nhiễm khuẩn
Để có được phát hiện trên, các nhà khoa học đã dựa vào kết quả của ba nghiên cứu lớn, được tiến hành trên khắp châu Phi và Bangladesh. Hai trong ba thử nghiệm dựa trên chương trình Nghiên cứu về Nhiễm trùng máu Trẻ sơ sinh châu Phi (AFRINEST). Họ nghiên cứu ở hai nhóm trẻ nhỏ: Nhóm đầu tiên bị nhiễm khuẩn nhẹ (có triệu chứng thở gấp) và nhóm thứ hai bị nhiễm khuẩn nặng tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya và Nigeria.
Trong nhóm đầu tiên, GS. Ebunoluwa Adejuyigbe – đến từ Đại học Obafemi Awolowo (Nigeria) và các đồng nghiệp đã lựa chọn ngẫu nhiên 2.333 trẻ sơ sinh từ 0 - 59 ngày được điều trị bằng Amoxicillin, uống siro hai lần/ngày hoặc tiêm kháng sinh mỗi ngày một lần trong thời hạn 7 ngày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, thuốc kháng sinh đường uống cũng hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng thở gấp như thuốc kháng sinh đường tiêm. Tỷ lệ điều trị thất bại của nhóm trẻ được uống kháng sinh và trẻ sơ sinh được tiêm kháng sinh là tương đương nhau (19,5% so với 22,1%). Đặc biệt, họ nhận thấy sự tuân thủ điều trị kháng sinh đường uống tốt hơn kháng sinh đường tiêm.
Trong thử nghiệm thứ hai của chương trình AFRINEST, 3.564 trẻ em trong độ tuổi 0 - 59 được phân ngẫu nhiên một trong ba chế độ điều trị đơn giản (dùng chủ yếu kháng sinh đường uống kết hợp với tiêm) hoặc một liệu trình tiêm kháng sinh để điều trị các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng nặng trong thời gian 7 ngày. Đến ngày thứ tám, GS. Fabian Esamai – thuộc Đại học Moi ở Kenya và đồng nghiệp đánh giá, cả bốn nhóm điều trị đều tuân thủ tốt phác đồ điều trị đơn giản.
Ở thử nghiệm thứ ba, tiến hành ở Bangladesh, được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health cũng cho ra kết quả tương tự. Trong nghiên cứu, GS. Abdullah H. Baqui – đến từ Trường Sức khỏe Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg, Baltimore và các đồng nghiệp đã so sánh hiệu quả của hai phác đồ kháng sinh đơn giản để điều trị các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng và không quan trọng.
Nhiễm khuẩn nặng "đe dọa" lớn đến tính mạng của trẻ
Tổng cộng có 2.490 trẻ từ 0 - 59 ngày có cha mẹ đã từ chối nhập viện được phân ngẫu nhiên một trong hai phác đồ kháng sinh đơn giản (dùng chủ yếu kháng sinh đường uống kết hợp với tiêm) hoặc dùng kháng sinh qua đường tiêm hàng ngày trong 7 ngày. Trong cả hai phác đồ kháng sinh đơn giản, nguy cơ thất bại của việc điều trị là 8% so với 10% của các phác đồ khác được WHO khuyến cáo.
Như vậy, các tác giả kết luận, phác đồ kháng sinh đơn giản là một sự thay thế hiệu quả cho khuyến cáo của WHO trong việc điều trị nhiễm khuẩn nặng ở trẻ. GS. Baqui chia sẻ: "Phác đồ điều trị kháng sinh đơn giản thay thế sẽ cung cấp dễ dàng nhiều lựa chọn điều trị hơn cho trẻ nghi ngờ nhiễm khuẩn nặng. Đặc biêt, phác đồ này hoàn toàn có thể áp dụng ở các bệnh viện tuyến dưới".
Đặc biệt, nghiên cứu này là một giải pháp tiềm năng giảm tỷ lệ nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong sớm do nhiễm khuẩn nặng từ việc cha mẹ không đủ điều kiện và thời gian cho trẻ nhập viện tuyến trên. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng số lượng trẻ em được chăm sóc, cải thiện sự tuân thủ điều trị, giảm tình trạng quá tải bệnh viện và các nguy cơ nhiễm khuẩn từ cơ sở y tế.
Các tác giả đề nghị, để hình thức điều trị có hiệu quả, các bệnh viện tuyến đầu cần cung cấp tốt, cởi mở, có hướng tiếp cận và hỗ trợ tốt các cơ sở y tế tuyến dưới. Bên cạnh đó, vấn đề giao thông cũng cần được ưu tiên hàng đầu, song song đó là sự đầu tư những phương hướng điều trị mới, nâng cao năng lực đào tạo và hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyến dưới.
WHO khuyến cáo, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn nặng cần được nhập viện tuyến trên và điều trị bằng tiêm kháng sinh ít nhất từ 7 - 10 ngày để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, theo ước tính, khoảng 60% các bậc cha mẹ từ chối cho trẻ nhập viện tuyến trên điều trị và tiêm kháng sinh do nhiều gia đình không có đủ điều kiện (do tình trạng giao thông kém, chi phí…).
Bình luận của bạn