Google tiết lộ căn bệnh được nhiều người Việt quan tâm và hiểu lầm nhất trong năm 2019

Nhiều người dân hiểu lầm vi khuẩn gây bệnh Whitmore là vi khuẩn “ăn thịt người

Google Doodle vinh danh nữ bác sỹ xóa bỏ bệnh phong ở Pakistan

Mãi không khỏi trĩ vì thăm bệnh tại "phòng khám Google"

Google chinh phục bệnh đái tháo đường

Thiết bị vòng đeo giúp theo dõi sức khỏe của Google

Năm 2019 sắp kết thúc và vẫn như mọi năm, kể từ năm 2012, cuối năm là thời điểm để Google bắt đầu nhìn lại những nội dung, xu hướng và các sự kiện nổi bật được người dùng tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này trong năm qua.

Google - Year in Search 2019 (Danh sách những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2019) cho thấy người Việt không chỉ dành sự quan tâm đặc biệt tới các sự kiện thể thao, giải trí, chính trị, mà vấn đề sức khỏe cũng đã nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm.

Trong năm qua, Whitmore là căn bệnh được nhiều người Việt tìm kiếm nhất, cao điểm là vào giữa tháng 9/2019.

Whitmore còn được gọi là bệnh Melioidosis

Whitmore là gì?

Whitmore là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (tên gọi trước đây là Pseudomonas pseudomallei). Chúng được tìm thấy trong bùn đất và nguồn nước, lây lan sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp. Con người cũng có thể mắc bệnh khi hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn và ăn thức ăn nhiễm khuẩn.

Những ai dễ bị mắc bệnh Whitmore?

Những đối tượng sau thường có khả năng mắc bệnh Whitmore cao:

- Sống ở châu Á (đặc biệt là Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc) và Bắc Australia

- Mắc bệnh mạn tính: Đái tháo đường, thận mạn tính, phổi mạn tính, bệnh gan, ung thư

- Bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh)

Các yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần gây nhiễm Whitmore bao gồm: Dùng steroid và liệu pháp ức chế miễn dịch khác, bệnh thấp khớp, suy tim sung huyết, u hạt mạn tính và bệnh lao...

Whitmore biểu hiện thế nào?

Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau và có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như: Quai bị, áp xe, viêm tấy...

Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.

Tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng, cách điều trị bệnh Whitmore TẠI ĐÂY.

Whitmore nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore được Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) liệt vào danh sách các đối tượng có nguy cơ như “khủng bố sinh học” vì tính nguy hiểm. Cứ 10 người nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị thì 9 người tử vong. Người được điều trị đúng kháng sinh thì vẫn có khoảng 40% bệnh nhân tử vong. Nếu điều trị trong cơ sở y tế với chăm sóc tích cực có thể giảm tỷ lệ tử vong còn dưới 20%.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm bệnh và khoảng 5.000 ca tử vong. Hiện có 38 bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố được đào tạo về phương pháp xét nghiệm bệnh, phát hiện gần 1.000 ca nhiễm Whitmore trong cả nước. Số ca Whitmore tăng gần đây không phải do bùng phát về dịch bệnh mà nhờ nhiều cơ sở đã xét nghiệm được đúng bệnh hơn.

Whitmore không liên quan gì tới vi khuẩn “ăn thịt người”

Nhiều người Việt hiểu nhầm Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn “ăn thịt người”.

Theo thống kê của Google, người dùng thường sử dụng từ khóa vi khuẩn Whitmore ăn thịt người”. Trên thực tế, từ khóa này là không chuẩn xác, vì “ăn thịt người” là biệt danh của vi khuẩn Vibrio vulnificus. Loại vi khuẩn này có khả năng làm hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hậu quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân. Còn vi khuẩn gây bệnh Whitmore là Burkholderia pseudomallei, hoàn toàn không liên quan gì tới vi khuẩn “ăn thịt người”.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm