Không phải trường hợp nào bị chó cắn cũng phải tiêm phòng dại
300.000 người nghi bị chó dại cắn mỗi năm
40 người tử vong do chó dại cắn
Hơn 16.000 người ở TP.HCM bị súc vật nghi dại cắn trong 6 tháng
Tiêm vaccine phòng dại có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
BS Châu Hoàng Sơn - Khoa Y tế công cộng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết:
Chào bạn! Người mắc bệnh dại là do chó, mèo bị bệnh dại cắn. Nước dãi của chó, mèo nhiễm bệnh có nhiều virus dại sẽ truyền sang người qua vết cắn hoặc qua vết thương trầy xước trên da. Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2 - 8 tuần. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người.
Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch xà phòng sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Sát khuẩn vết thương có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể người. Bạn nên đi tiêm phòng ngay trong các trường hợp sau: Chó hoặc mèo bị lên cơn dại; Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi...; Những vết cắn sâu; Không theo dõi được con vật... Bạn chưa cần tiêm mà nên theo dõi con vật nếu: Vết cắn nhẹ, chỉ xước ngoài da; Tại thời điểm bị cắn con chó, mèo vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật. Bạn có thể theo dõi con vật 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: Ốm, bỏ ăn, chết, mất tích... bạn phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay.
Bạn nên lưu ý một số điểm sau khi tiêm phòng bệnh dại: Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sỹ đối với từng loại vaccine dại và phác đồ tiêm; Trong thời gian tiêm không nên không làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích; Không dùng các thuốc có dạng corticoid... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn