Khi bị chó mèo cắn cần đến cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vaccine phòng bệnh dại
Video: Để không bao giờ bị chó cắn - Cực dễ!
TP.HCM: Hơn 400 người bị chó cắn trong Tết
Bé 2 tuần tuổi bị chó cắn rách "cậu nhỏ"
300.000 người nghi bị chó dại cắn mỗi năm
Theo khảo sát trên số người bị súc vật nghi dại cắn, loại súc vật cắn người nhiều nhất là chó, chiếm khoảng 83%. Các vị trí bị cắn chiếm tỷ lệ cao là vùng chân (70,2%), tay (23,8%). Vết cắn có tổn thương sâu, rộng chiếm 7%, tất cả số bệnh nhân được tiêm vaccine phòng bệnh dại đều an toàn, không có người lên cơn dại, chỉ có một số phản ứng nhẹ tại chỗ có tỷ lệ 1,2%.
Nguyên nhân số người bị súc vật nghi dại cắn gây thương tích còn nhiều là do việc nuôi chó, mèo và các động vật làm cảnh ở TP.HCM rất phổ biến, các súc vật nuôi còn thả rông, thiếu sự quản lý.
Trước tình hình số người bị động vật nghi dại cắn có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo, người dân nên hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
Khi bị chó mèo cắn, phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng, sau đó đến cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vaccine phòng bệnh dại. Khi tiêm vaccine phòng bệnh dại yêu cầu phải tuân thủ tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Đặc biệt, cần theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp.
Bình luận của bạn