Khó nuốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Nuốt vướng ở cổ họng, khó nuốt là bệnh gì?
"Nuốt không trôi" vì bệnh Parkinson
Há miệng ra nào!
Khó nuốt, coi chừng trọng bệnh
TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Sau khi đọc câu hỏi của bạn, tôi có thể yên tâm về việc bạn đã đi kiểm tra để loại trừ một vài nguyên nhân nguy hiểm như: Có một khối u gây cản trở thực quản. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của việc khó nuốt tới sinh hoạt hàng ngày cho thấy rằng, đây vẫn là một vấn đề đáng lo ngại.
Theo những gì bạn mô tả, tôi nghĩ rằng bạn đã mắc phải chứng khó nuốt do thực quản, với triệu chứng điển hình là sau khi nuốt, người bệnh luôn có cảm giác thức ăn bị kẹt từ 1 - 2 phút trong cổ họng và thực quản.
Để chẩn đoán tình trạng này, thông thường các bác sỹ sẽ chỉ định bạn thực hiện một hoặc một số các xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang đầu cổ để thấy được hình ảnh về cổ và ngực của bạn.
- Nuốt barium: Đây là một thủ thuật chụp X-quang của hầu và thực quản. Trước khi chụp X-quang, bạn sẽ được uống một chất lỏng trắng được gọi là barium - một kim loại điển hình sẽ phủ bên trong thực quản làm cho nó hiển thị tốt hơn trên tia X.
- Nội soi thực quản để phát hiện xem có bất kỳ yếu tố gây tắc nghẽn nào mà không được phát hiện khi chụp X-quang hay không. Các vấn đề về thu hẹp thực quản, mô sẹo liên quan đến trào ngược acid dạ dày, hay các nếp nhăn trên thực quản do thiếu sắt....
- Đo áp lực thực quản. Trong quá trình đo, một ống nhỏ được đưa xuống thực quản. Ống này được kết nối với một máy tính để đo áp lực trong thực quản khi bạn nuốt. Xét nghiệm này có thể xem xét đến các vấn đề liên quan đến cấu trúc của thực quản, các cơ quan xung quanh có gây áp lực lên thực quản và dẫn đến các triệu chứng này hay không... Ví dụ như: Một bất thường về mạch máu, tâm nhĩ trái bị giãn hoặc cũng có thể có liên quan tới tư thế của bạn....
- Cuối cùng, bác sỹ sẽ xem xét tới chứng co thắt tâm vị - một chứng rối loạn hiếm gặp gây ảnh hưởng đến sự co cơ thực quản trong quá trình di chuyển đến dạ dày.
Ngoài ra, tôi cũng đề nghị bạn nên chụp CT ngực để xem xét tới các tình trạng của cột sống. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước để xác định các thủ thuật phù hợp với mình.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn