Nuốt vướng ở cổ họng, khó nuốt là bệnh gì?

Nuốt khó, trong một số trường hợp, là biểu hiện nguy hiểm cần lưu ý

Người già khó nuốt do đâu?

Ợ hơi và nghẹn - Bệnh gì?

Làm gì khi trẻ nuốt phải chất độc?

Có nên nuốt đậu đen sống để trị đái tháo đường, tim mạch?

Khi bạn nuốt, thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ miệng xuống mặt sau của cổ họng, qua thực quản và vào dạ dày. Những người bị khó nuốt có rắc rối với bất kỳ giai đoạn của quá trình nuốt bình thường này. Bình thường đường kính thực quản con người có thể giãn rộng tới 4cm để cho thức ăn và nước uống đi qua, mỗi khi đường kính đó nhỏ hơn 1,5cm thường xuyên xảy ra sẽ gây khó khăn cho việc ăn uống và đau, rát.

Mức độ khó nuốt có thể bắt đầu từ việc không thể nuốt, ho hoặc nghẹt thở.

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan với nuốt khó có thể bao gồm:

Xem tiếp để tìm hiểu nguyên nhân nuốt khó và yếu tố nguy cơ


Nguyên nhân nuốt khó và yếu tố nguy cơ

Trong cuộc sống thường ngày có một số người nuốt khó do thói quen ăn, uống quá nhanh, nhai không kỹ hoặc một số trẻ sơ sinh có hiện tượng trớ, nôn do nuốt khó bởi đặc điểm sinh lý của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là hệ thần kinh. Tuy vậy, theo thời gian các hiện tượng đó sẽ hết dần. Nuốt khó là tình trạng cần được báo động ở mọi lứa tuổi, nhưng đáng lo nhất là ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Ước tính, 35% người trên 50 tuổi từng bị ít nhất một lần nuốt khó. Với người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi thì phải hết sức cảnh giác bởi vì có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, đáng sợ nhất là bệnh ác tính.

Trong khi tuổi tác tăng lên dẫn đến những thay đổi sinh lý trong khả năng nhai nuốt của con người thì còn một số điều kiện khác có thể gây khó khăn khi nuốt bao gồm: Bệnh Parkinson, chấn thương sọ não, bại não, xơ cứng teo cơ một bên (ALS), đa xơ cứng, liệt trên nhân tiến triển, bệnh Huntington, nhược cơ...

Nuốt khó nguy hiểm như thế nào?

Khó nuốt có liên quan tới thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sau đột quỵ và làm tăng nguy cơ viêm phổi. Nhiều bệnh nhân sau đột quỵ có thể lấy lại khả năng nuốt nhanh ngay trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể bị khó nuốt kéo dài hơn 6 tháng. Vì vậy, tình trạng khó nuốt sau đột quỵ có thể khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và mất nước.

Bên cạnh đó, nếu thức ăn hoặc chất lỏng đi vào đường hô hấp khi cố gắng nuốt, các vấn đề hô hấp hoặc nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp trên có thể xảy ra.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa