Người bệnh thiếu máu cơ tim có thể gặp biến chứng gì sau đặt stent?

Có nhiều loại stent mới đã ra đời để ngăn nguy cơ biến chứng sau đặt stent

Stent là gì, khi nào người bệnh thiếu máu cơ tim nên đặt stent mạch vành?

Các triệu chứng bệnh suy tim cần cảnh giác

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể chữa khỏi được không?

Có những phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim nào?

PGS.TS. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - Chuyên gia tim mạch Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trả lời:

Chào bạn!

Sau đặt stent, người bệnh thiếu máu cơ tim sẽ phải theo dõi 3 biến chứng: Hình thành huyết khối, chảy máu và tái hẹp. Trên thực tế, stent là một lưới thép - một dị vật được đưa vào trong lòng mạch vành. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu trong lòng động mạch, có thể gây hình thành cục huyết khối, dẫn tới nhồi máu cơ tim; Gây tái hẹp mạch vành.

Vẫn có nguy cơ biến chứng huyết khối, tái hẹp... sau khi đặt stent 

Để khắc phục hai biến chứng này, người bệnh sẽ phải uống thuốc chống kết tập tiểu cầu sau khi đặt stent. Thuốc này có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tái hẹp nhưng ngược lại có thể gây ra biến chứng chảy máu, nhất là chảy máu ở chỗ luồn kim vào lúc đặt stent.

Đây là lý do các nhà khoa học luôn phải tìm tòi, cải tiến stent để hạn chế các nguy cơ biến chứng. Cách đây 20 năm, các bác sỹ vẫn sử dụng stent không bọc thuốc. Loại stent này chỉ đơn thuần là một ống lưới thép được đặt vào động mạch, do đó rất dễ gây tái hẹp. Thường chỉ sau khoảng 6 tháng, 2 - 5% trường hợp người bệnh đã bị tái hẹp mạch vành.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát minh ra stent bọc thuốc có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là stent có bọc một lớp polyetylen được tẩm thuốc. Loại stent này có thể ngăn ngừa quá trình tái hẹp. Tuy nhiên, do lớp polyetylen vẫn khá dày, sau một thời gian, người bệnh thiếu máu cơ tim vẫn có thể gặp một số biến chứng.

Loại stent bọc thuốc thế hệ hai được làm bằng thép tốt hơn, lớp polyetylen mỏng hơn và được bọc một lớp thuốc chống dính, chống phì đại lớp niêm mạc trong động mạch. Sau 4 - 5 năm, lớp vỏ bọc này có thể tiêu dần và mạch vành sẽ trở lại như cũ. Loại stent thế hệ hai này rất hiện đại, nhưng hầu như chưa có nhiều ở Việt Nam. Bạn nên cân nhắc để chọn phương án phù hợp với mình.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi H+

Người bệnh thiếu máu cơ tim cần cảnh giác bởi bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy tim.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có thể giúp giãn mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm đau ngực, phòng ngừa suy tim cho người thiếu máu cơ tim.

Người bệnh thiếu máu cơ tim không được đặt stent trong trường hợp nào? - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị