Viêm xoang ở trẻ dễ gây mù mắt, viêm não

Trẻ viêm xoang tái phát nhiều lần, điều trị không đúng dễ gây nên biến chứng nặng nề

Phẫu thuật xoang có trị dứt điểm bệnh viêm xoang?

Xì mũi không đúng cách, bé có thể bị viêm xoang, điếc

Viêm mũi xoang - khi nào cần mổ?

Điều trị viêm mũi xoang ở trẻ có cần dùng kháng sinh không?

Viêm xoang ở trẻ nguy hiểm vì hệ thống xoang chưa hoàn thiện, tình trạng viêm xoang kéo dài có thể gây dị dạng ở các vách ngăn mũi như cuốn mũi quá phát, vẹo vách ngăn mũi…

Trẻ bị viêm mũi xoang thường đau nhức, khó thở, mệt mỏi, bỏ ăn, sút cân. Trẻ viêm xoang tái phát nhiều lần, điều trị không đúng dễ gây nên biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tới mắt, não, họng, phế quản, xương tủy, rối loạn tiêu hóa…

Biên chứng viêm xoang gây rối loạn tiêu hóa

Mủ xoang chảy xuống, trẻ nuốt xuống, dịch mủ theo thực quản chảy xuống dạ dày mang theo vi khuẩn gây viêm dạ dày hoặc viêm ruột, có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.

Gây viêm não

Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc làm thương tổn màng não cùng thương tổn xương, nguy hiểm nhất là áp xe đại não và thùy trán.

Viêm phế quản mạn tính

Đây là biến chứng viêm xoang thường gặp. Trẻ thường ho, khạc ra đờm đôi khi lẫn cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn uống không ngon.

Nhức đầu

Nhức đầu là biểu hiện của viêm xoang. Nhưng khi viêm xoang đã ổn định mà trẻ vẫn kêu đau đầu mãi không khỏi thì lại là biến chứng. Trẻ thường nhức đầu ở vùng trán, lan ra sau gáy.

Biến chứng viêm xoang gây nhức đầu mãi không khỏi

Viêm cốt tủy

Khi viêm xoang gây viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ, viêm nhiễm lan rộng dàn ra các xương khác như thái dương, xương đỉnh, gây đau nhức xương trán, sưng vùng quanh trán, hình thành ổ áp xe. Rạch ổ áp xe thấy xương trán có màu xám, dễ chảy máu do viêm, dưới lớp xương thấy có mủ trong xương. Viêm nhiễm có thể lan rộng ra các xương nếu không được điều trị kịp thời.

Đau mắt, mù mắt

Trước hốc mắt là xoang hàm, trên là xoang trán, trong là xoang sàng và xoang bướm. Khi bị viêm xoang, viêm nhiễm lan tỏa hay theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên. Viêm xoang cấp tính bệnh nhân có khả năng bị biến chứng viêm mô liên kết quanh hốc mắt.

Dấu hiệu biến chứng viêm xoang ở mắt: Đau nhức mắt dữ dội, lan lên đỉnh đầu, mi mắt sưng phù, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt, áp xe túi lệ. Cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau, trẻ sợ ánh sáng chói, trước mắt mờ như có màng sương che phủ. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.

Biến chứng viêm xoang rất nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh cũng như điều trị kịp thời rất quan trọng. Khi trẻ bị viêm xoang, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, để làm sạch dị vật trong mũi, kháng viêm hiệu quả.

Trong khi điều trị bệnh, cần chú ý chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nên bổ sung thêm cho trẻ thực phẩm chức năng chứa ImmuneGamma nhằm tăng cường sức đề kháng, cho mũi họng của bé luôn khỏe. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng