Trẻ viêm mũi kéo dài chẳng mấy mà bị viêm xoang

Trẻ dễ bị viêm xoang vì biến chứng viêm mũi

Trẻ bị viêm xoang nên ăn uống như thế nào?

Có nên dùng cây cứt lợn để trị viêm xoang cho trẻ?

Bệnh viêm xoang: Chữa Đông y hay Tây y hiệu quả?

Theo TS.BS Trần Lệ Thuỷ - Nguyên Phó Viện trưởng, Trưởng khoa tai, Viện Tai mũi họng Trung ương, viêm mũi là sự viêm nhiễm xảy ra trên bề mặt niêm mạc hốc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có các triệu chứng như: Chảy nước mũi, tắc mũi, ngứa mũi, hắt hơi, có thể có dịch mũi chảy xuống họng gây đau rát họng, ho, thậm chí chảy máu mũi...

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, thậm chí nôn trớ và tiêu chảy. Thông thường, trẻ có thể bị ho kéo dài vài ngày rồi mới thuyên giảm. Thời tiết mùa Xuân với nhiệt độ nóng lạnh thất thường và độ ẩm khá cao là lúc trẻ dễ bị mắc viêm mũi nhất. Ở trẻ, viêm mũi cấp và viêm mũi dị ứng là hai thể viêm mũi thường gặp nhất.

Bệnh viêm mũi có thể được coi là bệnh nhẹ, nhưng nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách sẽ có nhiều biến chứng và ảnh hưởng chức năng sinh lý của mũi:

Xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn, làm giảm lượng oxy hít vào.

Ảnh hưởng chức năng và sự chuyển hóa của các bộ phận khác trên cơ thể.

Xuất hiện các tình trạng: Đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn...

Gây mất khứu giác.

Biến chứng đường hô hấp dưới như: Viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản...

Biến chứng mắt: Viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, túi lệ...

Biến chứng thành viêm xoang.

Viêm nhiễm sẽ phát triển lây lan ra bộ phận khác, tổ chức khác của của cơ thể, như: Viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh võng mạc, viêm não, viêm màng não, áp xe não, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang...

Kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, gây phì đại cuốn mũi, thiếu oxy khi ngủ, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ.

90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành.

Biến chứng viêm xoang từ viêm mũi

Như đã nói, nếu trẻ bị viêm mũi cấp thể nhẹ có thể tự hồi phục khi được chăm sóc, điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể liên tục bị tái phát, tạo thành những đợt dài và tạo cơ hội viêm nhiễm cả niêm mạc mũi xoang. Viêm nhiễm kéo dài trên sáu tuần biến chứng thành viêm mũi xoang dị ứng nhiễm khuẩn - đây là bệnh mạn tính rất khó điều trị.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005, tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường. Tỷ lệ trẻ em trai mắc bệnh viêm mũi xoang gần tương đương với trẻ em gái (trai là 54%, gái là 46%).

Viêm xoang trẻ em nguy hiểm hơn người lớn vì đây là giai đoạn hệ thống xoang đang hình thành và phát triển

Các xoang có liên hệ mật thiết với nhau nên thường bị viêm nhiều xoang cùng một lúc. Kích thước các xoang của trẻ rất nhỏ, đôi khi mới chỉ là một rãnh hằn vào xương làm cho việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng thường không điển hình và khó khai thác được chính xác.

Trẻ bị viêm xoang thường xuyên có cảm giác chảy đờm từ mũi xuống họng nên hay bị ho, nhất là ban đêm khi ngủ, hơi thở hôi và dễ nôn trớ. Trẻ cũng dễ bị mất ngủ, đau đầu, nặng mặt, dễ buồn ngủ. Khi khám bệnh thấy tình trạng niêm mạc mũi bị phù nề, xuất tiết nhiều dịch, khe giữa đọng nhiều mủ vàng xanh. Một số trường hợp viêm mũi xoang lâu ngày dẫn tới hình thành polip mũi. Tổ chức VA ở trần vòm trong tình trạng quá phát và đọng mủ…

Phòng biến chứng từ viêm mũi hiệu quả

- Tránh các tác nhân gây viêm mũi như: Bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…

- Sử dụng điều hoà nhiệt độ đúng cách.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút mùi khi nấu ăn, giặt chăn màn hay rèm cửa thường xuyên…

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý (không nên rửa mũi họng khi có nhiễm khuẩn tai hoặc mũi đang bị tắc gây khó thở).

- Khi trẻ bị viêm mũi với các triệu chứng kéo dài (trên 7 ngày) kèm theo các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở, phải kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

- Cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần: Kha tử, Bướm bạc, Hà thủ ô đỏ, Mào gà trắng, ImmuneGamma… để giúp mũi họng khoẻ, trẻ lớn nhanh.

Biết Tuốt H+

Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng cốm BigBB Plus

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ