Sự khan hiếm DHA do biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều hiểm họa cho sức khỏe
Biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn
Hậu quả kinh hoàng của biến đổi khí hậu: Gây vô sinh nam?
Biến đổi khí hậu đang "hoành hành" khủng khiếp thế nào trên khắp thế giới?
Thiên nhiên nổi giận
Sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới con người, mà còn tác động sâu sắc tới chuỗi thức ăn thủy sản, như tảo và các loài thực vật dưới nước khác.
Tảo chịu trách nhiệm tổng hợp hầu hết các acid docosahexaenoic (DHA) trên thế giới. Chúng cung cấp DHA cho các loại thủy hải sản - thực phẩm yêu thích của con người. Tuy nhiên, tảo đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ môi trường. Cùng với sự nóng lên toàn cầu, sự ấm lên của nước biển cũng bắt đầu phá vỡ quá trình tổng hợp DHA của tảo.
Một nghiên cứu mới được công bố hôm qua (17/9) trên Tạp chí AMBIO (Thụy Điển) đã dự đoán rằng vào năm 2100, 96% dân số toàn cầu có thể sẽ không được tiếp cận với DHA - acid béo omega-3 rất cần thiết cho chức năng não bộ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu sự nóng lên toàn cầu không được cải thiện, chúng ta sẽ mất đi khoảng 10 - 58% DHA trên toàn cầu trong vòng 80 năm tới.
Một nghiên cứu khác cũng cho biết biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn
DHA chiếm 10% acid béo trong não của động vật có vú và là thành phần chính của màng tế bào, rất quan trọng đối với chức năng của não. Nó giúp điều chỉnh sự sống của tế bào, chống viêm và bảo vệ thần kinh. DHA cũng được cho là giúp phát triển hệ thần kinh trung ương và võng mạc. Những nghiên cứu gần đây cho biết DHA và các loại omega-3 khác có thể có lợi cho những người bị trầm cảm khi dùng chung với thuốc chống trầm cảm. Loại omega-3 này cũng rất cần thiết để phát triển não và mắt ở thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Quan trọng là vậy nhưng con người không thể tự sản xuất đủ lượng DHA cần thiết. Nữ giới trưởng thành cần 1,1gr và nam giới trưởng thành cần 1,6gr DHA mỗi ngày. Để đạt được liều lượng khuyến cáo này, chúng ta phải ăn ít nhất 1 - 2 bữa cá và hải sản mỗi tuần hoặc dùng thêm thực phẩm chức năng.
Khi lượng sản xuất DHA giảm và dân số loài người ngày càng gia tăng, con người trên toàn thế giới có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung DHA. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là các vùng biển và nước ngọt sẽ cạn kiệt, khiến cho DHA trở nên khan hiếm hơn. Thực tế, 1/3 lượng cá đánh bắt không được sử dụng, bị ném trở lại biển hoặc bị hư hỏng. Đây không chỉ là mối quan ngại lớn cho cho an ninh lương thực toàn cầu, mà còn còn đe dọa tới nguồn cung cấp DHA cho con người.
Vùng nước ngọt sẽ chịu khủng hoảng omega-3 nhiều hơn đại dương hoặc biển, bởi vì chúng được dự đoán sẽ bị tác động rất lớn từ sự nóng lên toàn cầu. Những người sống ở các quốc gia ít dân cư nhưng có sản lượng cá lớn, như Greenland, Na Uy, Chile và New Zealand, có thể ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thiếu DHA. Nhưng người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia cũng như tất cả các quốc gia ở Châu Phi (ngoại trừ Namibia) sẽ phải chịu tác động mạnh mẽ bởi sự thiếu hụt loại omega-3 này vào năm 2100.
Điều này sẽ đẩy giá thành thủy hải sản và thực phẩm chức năng bổ sung DHA lên rất cao, gây gánh nặng tài chính cho những người có thu nhập trung bình trở xuống.
Sự khan hiếm DHA không chỉ tác động đến con người, mà các loài động vật có vú ăn thịt như gấu Bắc cực, thỏ Bắc cực và hải cẩu có thể cũng bị ảnh hưởng theo.
Dự trữ DHA ngay từ bây giờ không phải là một giải pháp khôn ngoan và bền vững, điều cần thiết là tất cả mọi người phải chung tay bảo vệ môi trường sống, hạn chế lượng khí thải carbon và giảm tình trạng đánh bắt thủy hải sản quá mức.
Bình luận của bạn