Trẻ bị viêm thanh quản có lây nhiễm cho nhau?

Thực phẩm chức năng cốm BigBB Plus giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi viêm thanh quản

Infographic: Những yếu tố gây viêm thanh quản ở trẻ

Viêm thanh quản ở trẻ: Bệnh nhẹ thành chết người nếu mẹ lơ là

Làm gì khi bị viêm thanh quản?

Biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm thanh quản

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn thân mến, viêm thanh quản có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường gặp vào mùa Đông – Xuân. Tuỳ theo nguyên nhân mà bệnh có lây hay không, nhưng phần lớn bệnh này có khả năng lây nhiễm cao.

Thông thường, viêm thanh quản do virus gây ra liên quan tới nhiễm lạnh, cảm lạnh, với các dấu hiệu bao gồm: Đau rát họng, ho khan, mệt mỏi, đau mỏi cơ thể, sốt nhẹ... Viêm thanh quản do virus có thể lây nhiễm qua không khí.

Viêm thanh quản do vi khuẩn có khả năng lây nhiễm nếu con bạn hít phải vi khuẩn và có sức đề kháng yếu. Viêm thanh quản do nguyên nhân này có các triệu chứng: Đau rát khó chịu ở cổ họng, khó nuốt, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, áp lực trên mặt, đau tai, thậm chí sưng hạch ở cổ.

Viêm thanh quản do vi khuẩn có thể sẽ gây truyền nhiễm, điều này còn phụ thuộc vào bạn có hít phải vi khuẩn hay không và sức đề kháng của bạn với các tác nhân gây bệnh như thế nào. Viêm thanh quản do vi khuẩn sẽ biểu hiện qua một số triệu chứng như: Đau trầm trọng ở cổ họng, khó nuốt, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, áp lực trên mặt, đau tai hoặc sưng hạch ở cổ.

Viêm thanh quản do nấm có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với các dấu hiệu như: Khàn giọng, ho, đau họng, đau tai.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác nhưng không nhiều: Viêm tuyến giáp, trào ngược dạ dày thực quản, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá…

Bạn cũng có thể cho bé nghỉ học ở nhà nếu trường có dịch bệnh mà sức đề kháng của bé lại quá yếu. Tuy nhiên, nghỉ học cũng không phải là một cách hay. Tốt nhất, bạn hãy nâng cao sức đề kháng cho trẻ ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn dinh dưỡng đủ các nhóm chất đạm, bột, béo, xơ… Các mẹ cũng có thể tăng miễn dịch và đề kháng cho trẻ bằng các loại thảo dược hay thực phẩm chức năng có thành phần tự nhiên như: Diếp cá, kha tử, bướm bạc, cam thảo... Ngoài ra, nên rèn cho bé thói quen như: Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh/ho/hắt hơi…

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị