Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Ngày nào cũng ăn sữa chua thì có cần bổ sung probiotics?
Chế phẩm probiotics có phải bảo quản lạnh?
Lợi khuẩn probiotics: Chết tốt hơn sống?
Bị 4 bệnh sau, uống kháng sinh càng lâu khỏi
Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia ConsumerLab.com trả lời như sau:
Chào bạn,
Những người điều trị bằng thuốc kháng sinh (kháng sinh đường uống) thường bị tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa và khiến các vi khuẩn như C.difficile phát triển mạnh. Vi khuẩn C.difficile có thể gây tiêu chảy, viêm ruột và thậm chí là tử vong.
Probiotics là các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giảm tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sử dụng probiotics có thể giảm các tác dụng phụ về tiêu hóa do thuốc kháng sinh gây ra.
Tuy nhiên, không phải cứ dùng probiotics là có lợi, bởi nó có tác dụng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm sử dụng. Đây cũng là thắc mắc của bạn. Nếu phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn nên bổ sung probiotics từ ngày dùng kháng sinh đầu tiên và tiếp tục uống trong 2 tuần sau khi kết thúc điều trị kháng sinh. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc kháng sinh và probiotics cách nhau ít nhất 2 tiếng để đề phòng các vi khuẩn probiotics bị "tiêu diệt" bởi thuốc kháng sinh.
Bạn có thể bổ sung probiotics qua thực phẩm (sữa chua, dưa cải bắp, pho mát mềm, nấm sữa Kefir...) hoặc thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sỹ.
Nếu sử dụng probiotics mà vẫn bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đi khám ngay lập tức. Trong một số trường hợp, vi khuẩn C. difficile có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
**ConsumerLab.com là một công ty có trụ sở tại White Plains (New York, Mỹ), được thành lập vào năm 1999 bởi Tod Cooperman. ConsumerLab.com hoạt động nhằm mục đích “Xác định các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm nghiệm độc lập”.
Trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, ConsumerLab.com tiến hành thử nghiệm các sản phẩm có mặt trên thị trường và lấy doanh thu từ việc công bố kết quả trên ấn phẩm trực tuyến. Có tem của ConsumerLab.com trên nhãn là một trong những tiêu chí để nhận diện sản phẩm TPCN an toàn, hiệu quả.
Bình luận của bạn