Probiotics là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, (chủ yếu là vi khuẩn), tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Đây là những vi sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ. Theo nghĩa gốc, "biotic" hay "biosis" từ chữ "life" là đời sống, và "pro" là thân thiện, nên Probiotics còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi".
Các chuyên gia y tế cũng phân Probiotics thành nhiều loại khác nhau, tùy theo vai trò của các loại vi khuẩn trong đường ruột sẽ đem đến các lợi ích cho sức khỏe khác nhau. Probiotics được xác định theo các cấp như chủng vi khuẩn, giống và loài vi khuẩn…
Ảnh minh họa
Cơ chế tác dụng của Probioticss
Các yêu cầu cho một Probiotic dạng TPCN -
Kháng
dịch vị dạ dày và dịch mật, tiến đến ruột non vẫn sống |
Ngoài ra, Probiotics còn làm giảm hàm lượng độc tố, kể cả các chất gây ung thư, giúp ngăn ngừa ung thư (ung thư bàng quang, ung thư vú). Theo đó, Probiotics sẽ ức chế những vi khuẩn có vai trò trong việc chuyển các tiền chất ung thư thành chất có khả năng gây ung thư (carcinogens); Có thể kết hợp và hoặc bất hoạt chất gây ung thư; Sản xuất Butyrate để kích thích chu trình chết (aptosis) của các tế bào bất thường; Gia tăng đáp ứng miễn dịch của tế bào chủ chống lại tế bào gây ung thư.
Hơn nữa, Probiotics cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, vì thế, có tác dụng hỗ trợ điều trị dị ứng; Hỗ trợ điều trị suy giảm miễn dịch; Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm; Hỗ trợ điều trị ung thư do: Khử độc bằng cách tiêu hóa Carcinogen; Thay đổi môi trường ruột, giảm chuyển hóa các vi sinh vật tạo ra chất gây ung thư; Sản xuất các sản phẩm chuyển hóa (Butyrate) có tác dụng cải thiện khả năng tế bào chết (quá trình ẩm bào); Sản sinh ra các chất ngăn cản tăng trưởng tế bào khối u; Kích thích hệ thống miễn dịch, kháng lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Probiotics cũng sản xuất ra các protein đặc hiệu có đặc tính như kháng thể chống lại các tác nhân vi khuẩn. Đồng thời Probiotics tạo ra mội trường acid nhẹ, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Probiotics kích thích tế bào lympho B tăng cường sản xuất kháng thể, kích thích sản xuất Interrencn.
Bên cạnh đó, Probiotics còn có cơ chế hoạt động cộng sinh với tế bào nội mô, nội tạng để sinh tổng hợp protein và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Vi khuẩn Probiotics phá vỡ các hydradcarbon, phân tích chúng thành các dưỡng chất cơ bản, tạo điều kiện cho hấp thu. Probiotics cũng tổng hợp nhiều men quan trọng và làm tăng hoạt lực các vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, K, men lactose, các acid béo và calci.
Vì sao cần phải bổ sung Probiotics?
Con người hiện đại đang phải đối mặt với các yếu tố phá hủy sự cân bằng vi sinh vật đường ruột, làm chết các vi khuẩn có lợi, nguy cơ tăng các vi khuẩn có hại, trong đó đặc biệt là chế độ ăn không cân đối: Sử dụng thực phẩm ô nhiễm (hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác còn dư lượng trong sản phẩm tiêu dùng); Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thay cho thực phẩm tự nhiên; Nước uống khử trùng bằng hóa chất; Uống nhiều rượu bia. Tình trạng stress, làm việc quá mức và quá trình lão hóa cũng ảnh hưởng đến sự xuống cấp của hệ vi khuẩn đường ruột. Việc dùng kháng sinh trực tiếp hay gián tiếp, hóa trị liệu, xạ trị liệu, liệu pháp thụt tháo, tẩy rửa đường tiêu hóa… đều đều có thể tác động đến hệ vi khuẩn đường ruột.
Vi khuẩn Probiotics là một loại lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa bởi nó có nhiệm vụ điều hòa hoạt động trao đổi chất của sinh vật đường ruột. Probiotics có thể làm giảm pH, nguyên nhân gây cản trở cho hoạt động tiết ra enzyme của sinh vật đường ruột trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, tăng sự dung nạp đường lactose, giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose, làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây hại.
Theo khuyến nghị của PGS.TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Đối với trường hợp phòng chống đi ngoài táo bón, tiêu chảy, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì nên sử dụng men vi sinh Probiotics (dưới dạng như cốm, viên, thực phẩm có bổ sung Probiotics) và trong các trường hợp cần thiết phải sử dụng liều cao theo kê đơn hoặc tư vấn của bác sĩ. Đối với cuộc sống hằng ngày, có thể sử dụng và coi các thực phẩm có bổ sung Probiotics là một trong những thực phẩm ăn uống để làm đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày, đồng thời bổ sung 1 lượng vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa.
Nếu có nhu cầu sử dùng hàng ngày, bạn nên chọn các nguồn cung Probioticss là thực phẩm để vừa giảm khả năng lợi khuẩn bị tiêu diệt trong quá trình tiêu hóa, vừa bổ sung được thêm các dưỡng chất cho cơ thể. Trên quan điểm này, khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày sau các bữa ăn là lựa chọn hợp lý. Theo Ts.Bs Nguyễn Hữu Toản, Nguyên trưởng Khoa dinh dưỡng và Lâm sàng Bệnh viện Chợ Rẫy. |
Bình luận của bạn