Teen chơi thể thao có cần bổ sung protein?

Có nên dùng thực phẩm chức năng cho người chơi thể thao trẻ tuổi?

5 lời khuyên cho việc hấp thụ protein

Bữa sáng chứa nhiều protein từ sữa có thể giúp kiếm soát đái tháo đường type 2

Tăng cường cơ bắp bằng protein: Dùng Whey hay Casein?

3 sai lầm đắt giá khi bổ sung protein hàng ngày

Một vận động viên thể thao đối kháng dưới 18 tuổi cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng chất lượng cao như protein và các vi lượng như calci. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng cho cơ thể cũng khá quan trọng. Lượng protein cùng với chất lỏng đủ dùng đã được xác định là tạo điều kiện lý tưởng cho việc tăng khối lượng cơ bắp và phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện hay thi đấu.

Chính vì vậy, sử dụng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung đã được cho rằng là một phần quan trọng để hỗ trợ các hoạt động thể dục thể thao của nhiều trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cùng với áp lực đạt được hiệu suất cao và thành tích tốt trong thi đấu, protein đã và đang bị lạm dụng, sử dụng tuỳ tiện.

Thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung protein: Whey protein, casein protein, soy protein, pea protein, hemp protein...

Chương trình Hỗ trợ vận động viên của Canada (The Athletic Assistance Programme - AAP) và Trường Y Dược Thể thao Mỹ đã nhiều lần lên án việc sử dụng TPCN, TPBS cho trẻ em, đặc biệt là việc sử dụng creatine và protein cho trẻ dưới 18 tuổi. Các chuyên gia y tế cho hay, có những quan niệm rất sai lầm về bổ sung protein. Thực tế, tiêu thụ nhiều protein chẳng những không góp phần làm tăng khối lượng cơ bắp mà protein dư thừa không được sử dụng có thể lưu trữ như chất béo trong cơ thể gây tăng cân mất kiểm soát. Thậm chí, protein có thể bị nhiễm các chất cấm, gây ngộ độc protein, mất cân bằng trao đổi chất... Các tác dụng phụ liên quan với protein dư thừa là mất calci, mất nước và hại thận.

Để có đủ năng lượng, bạn có thể hấp thụ từ một loạt các loại thực phẩm như: Carbohydrate, protein và chất béo. Nguồn protein thực phẩm chất lượng cao bao gồm: Thịt lợn, thịt bò, cá, thị gia cầm, trứng và sữa (nên chọn thực phẩm hữu cơ để hưởng nhiều lợi ích cho sức khoẻ). Bên cạnh đó, các chế phẩm từ sữa như sữa tươi và sữa chua… phần nào cũng cung cấp một lượng nước nhất định cho cơ thể.

Theo khuyến cáo định mức sử dụng các chất dinh dưỡng, thanh thiếu niên ít hoạt động thể chất mỗi ngày cần 0,8 - 1gr protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Thanh thiếu niên hoạt động thể chất đều đặn cần nhiều protein hơn, nhu cầu protein có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể và mức độ hoạt động.

Theo Viện Nghiên cứu Y khoa Mỹ, lượng protein cơ thể cần mỗi ngày theo từng độ tuổi là:

Trẻ dưới 10 tuổi: 10gr/ngày

Trẻ từ 10 - 13 tuổi: 34gr/ngày

Nữ từ 14 – 18 tuổi: 46gr/ngày

Nam từ 14 – 18 tuổi: 52gr/ngày

Theo chuyên gia sức khỏe Elaine Gordon, một số loại bột protein cung cấp ít nhất 80gr protein cho mỗi khẩu phần. Lượng protein này quá nhiều so với nhu cầu của một đứa trẻ. Vì vậy, trẻ em chỉ nên nhận protein từ thực phẩm tự nhiên thay vì bột hay các sản phẩm bổ sung protein thương mại. Điều này cũng đúng với những thanh thiếu niên tham gia các môn thể dục, thể thao.

Barbara Lewin - Chuyên gia dinh dưỡng thể thao đã làm việc lâu năm với các vận động viên chuyên nghiệp Olympic, giải thích: “Để thêm 1 pound cơ bắp (khoảng 450gr), cơ thể cần bổ sung thêm 10 - 14gr protein mỗi ngày”. Trẻ có thể hoàn toàn nạp thêm lượng protein như vậy qua thực phẩm, đặc biệt là sữa chua, thịt cá và trứng. Nếu con của bạn đã được ăn 3 bữa mỗi ngày với một chế độ ăn khoa học, bổ dưỡng, thì chúng hoàn toàn không phải bổ sung thêm protein.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng