Trẻ bị ảnh hưởng thế nào khi mẹ bầu bị sốt rét?

Sốt rét ở bà bầu rất nguy hiểm

Các biến chứng thường gặp của sốt rét

Các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét toàn cầu vẫn chưa đạt hiệu quả

​Thiết bị phát hiện bệnh sốt rét chỉ trong 5 giây

Bệnh sốt rét tăng nguy cơ ung thư máu ở trẻ em

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ).

Như đã biết, nhau thai là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với mẹ và thai nhi, nó giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho em bé, đồng thời ngăn chặn một số tác nhân gây bệnh. Nhau thai cũng cho phép trao đổi tế bào giữa mẹ và thai nhi, còn được gọi là “microchimerism” (vi lưỡng gene bào thai).

TS. Whitney Harrington tới từ Đại học Washington và cũng là một chuyên gia về nhiễm trùng trẻ em tại Bệnh viện Nhi Seattle (Mỹ) và TS. J. Lee Nelson - nhà nghiên cứu về microchimerism của Trung tâm Fred Hutchinson đã xem xét cách sốt rét có thể làm thay đổi sự trao đổi tế bào này như thế nào.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều mang một số lượng rất nhỏ các tế bào lạ từ người mẹ (tỷ lệ là 1 vài tế bào/100.000 tế bào). Đặc biệt, những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ người Tanzania (một quốc gia ở Đông Phi) bị nhiễm sốt rét và nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai có thể truyền cho trẻ qua nhau thai nhiều tế bào lạ hơn (trung bình khoảng 1%, thậm chí có nhiều trường hợp lên tới hơn 10%).

Mức độ gia tăng các tế bào của mẹ hiện diện trong máu của trẻ là một điều bất ngờ lớn cho các nhà nghiên cứu. TS. Harrington giả thuyết rằng, sự nhiễm trùng đã dẫn đến sự biến đổi trong protein nhau thai nhằm kiểm soát việc trao đổi tế bào, cho phép nhiều tế bào lạ từ mẹ vào bào thai hơn. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là chúng có ảnh hưởng lâu dài.

Khi xem xét hồ sơ sức khoẻ của trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những trẻ có mức độ microchimerism cao hơn 2 lần có khả năng bị nhiễm sốt rét trong thời thơ ấu - nhưng chỉ một nửa bị ốm từ nhiễm trùng đó. Điều đó cho thấy, các tế bào chuyển từ mẹ sang con có thể giúp đưa ra một số biện pháp bảo vệ chống lại căn bệnh này.

TS. Harrington cho biết, có 2 cách giải thích cho những gì đang xảy ra: Các tế bào miễn dịch của mẹ sẽ nhận biết trực tiếp và tác động lên ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể trẻ, hoặc chúng sẽ tác động gián tiếp bằng cách “dạy” hệ thống miễn dịch của trẻ biết cách nhận biết và phản ứng với mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 53 mẫu máu cuống rốn của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trong một nghiên cứu từ năm 2002 - 2006 ở Muheza (Tanzania). Trong đó, khoảng một nửa số phụ nữ này bị sốt rét - một nửa trong số này bị tình trạng viêm sốt rét nhau thai. Lúc này, nhau thai có thể bị mất chức năng vốn có.

Kết quả: Phụ nữ mắc bệnh sốt rét sinh ra những đứa trẻ có tỷ lệ microchimerism trung bình cao hơn bình thường; Những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị viêm sốt rét nhau thai cũng có mức microchimerism cao.

Như đã biết, sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.

Bệnh sốt rét cướp đi sinh mạng của khoảng một triệu người mỗi năm, chủ yếu trẻ em và phụ nữ mang thai. Sốt rét ở bà bầu đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể tăng khả năng sảy thai ở tam cá nguyệt thứ nhất và nhiều biến chứng khác cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ