12 cách chăm sóc sức khoẻ bằng tinh dầu cam

Cách sử dụng tinh dầu hoa cam làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ

Mùi hương nào kích thích yêu đương?

Làm đẹp, trị mụn trứng cá hiệu quả từ tinh dầu cam

Tinh dầu hỗ trợ điều trị viêm phổi ở người cao tuổi

Ghẻ hoành hành vì mùa Đông lười tắm: Hãy dùng bột ớt cay và tinh dầu

Cây cam đắng (hay cam chua) có nguồn gốc ở miền đông châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á, nhưng ngày nay nó cũng được trồng khắp thế giới. Điều thú vị về cây cam đắng (Citrus aurantium) là nó có thể cho ra 3 loại tinh dầu khác biệt rõ rệt từ vỏ, lá và hoa. Trong đó, tinh dầu hoa cam được chiết xuất bằng hệ thống hơi nước.

Cây cam đắng nở hoa nhiều nhất vào tháng 5, trong điều kiện phát triển tối ưu, một cây cam đắng lớn có thể cho thu hoạch lên đến 60 pound hoa tươi (khoảng 27kg).

Một số thành phần chính của tinh dầu hoa cam (Neroli Essential Oil) bao gồm: Linalool (28,5%), linalyl acetate (19,6%), nerolidol (9,1%), E-farnesol (9,1%), α-tecpineol (4,9%) và limonene (4,6%).

Tinh dầu hoa cam có hương thơm ngọt ngào, dễ chịu được các nhà sản xuất thực phẩm chức năng, nước hoa và mỹ phẩm khá ưa chuộng. Hãy cùng Health+ tìm hiểu xem loại tinh dầu này có những công dụng gì cho sức khoẻ trong infographic dưới đây:

12 cách sử dụng tinh dầu hoa cam

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa cam:

Bạn không nên để tinh dầu hoa cam nguyên chất dính vào mắt và các vết thương hở.

Không được uống tinh dầu hoa cam.

Giống như tất cả các loại tinh dầu khác, nên giữ tinh dầu hoa cam xa tầm với của trẻ em.

Tinh dầu hoa cam khá lành tính. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da quá nhạy cảm, nó có thể gây ra dị ứng nếu sử dụng trực tiếp trên da. Hãy thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không thấy ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng hoặc phát ban thì mới sử dụng tiếp.

Để chắc chắn và an toàn, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng tinh dầu cam cho sức khoẻ!

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất