5 cách giảm ho tự nhiên mà hiệu quả

Người lớn và trẻ em đều có thể bị ho khi thời tiết đột ngột

Viêm họng, ho kéo dài nên điều trị thế nào?

Ho vài tháng không khỏi phải làm sao?

Ho khan đau rát cổ không khỏi nên làm thế nào?

Dùng viên ngậm trị ho có hết viêm họng, ho kéo dài?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng khỏi đường hô hấp. Nếu hiện tượng ho kéo dài liên tục trong vài tuần và có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý có thể gây ra ho là bệnh đường hô hấp, dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc trào ngược acid dạ dày.

Đối với cơn do xuất hiện khi thời tiết thay đổi (gió mùa gây mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm), bạn có thể tham khảo một số biện pháp tự nhiên sau để giảm các triệu chứng và cường độ ho.

Trà mật ong

Là một chất kháng sinh tự nhiên, mật ong được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa ho dân gian. Nghiên cứu cho thấy mật ong có hiệu quả giảm cơn ho về đêm ở trẻ em, thậm chí được cha mẹ tin dùng hơn hơn một số loại thuốc giảm ho. 

Để pha trà mật ong trị ho, bạn có thể pha 2 thìa cà phê mật ong với nước ấm hoặc thêm vào các loại trà thảo mộc. Uống trà mật ong 1-2 lần một ngày còn giúp bạn giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong.

Trà gừng

Gừng là thảo dược có tính ấm, giúp giảm ho khan hoặc cơn ho do hen phế quản. Đặc tính kháng viêm của gừng còn giúp giảm đau và buồn nôn do cảm cúm, dị ứng thời tiết. 

Ngoài việc thêm gừng vào món ăn, bạn có thể pha trà gừng để giảm ho bằng cách ngâm 20-40gr gừng lát vào nước sôi trong vài phút. Thêm mật ong hoặc nước cốt chanh theo khẩu vị và tăng thêm hiệu quả giảm ho.

Gừng có tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, do đó người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên dùng trà gừng.

Xông hơi

Xông hơi là một biện pháp đơn giản để trị ho có đờm tại nhà. Hơi nước nóng đi vào bên trong cuống họng, giúp loại bỏ đờm hết sức dễ dàng. Bạn có thể tắm nước nóng trong phòng tắm tràn ngập hơi nước khoảng 15 phút để giảm bớt đờm trong họng. Sau khi xông hơi, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể để ngăn ngừa mất nước. 

Xông hơi với tinh dầu giúp giảm ho có đờm

Ngoài ra, bạn có thể thêm tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, hương thảo vào một bát nước nóng. Dùng một chiếc khăn tắm trùm qua đầu và cúi mặt gần vào bát và hít thở hơi nước nóng trong khoảng 5 phút. Với cách xông hơi này, bạn nên cẩn thận không để bị bỏng.

Súc miệng nước muối

Đây là biện pháp hiệu quả để giảm đau họng, ho có đờm khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc hoặc pha muối với nước ấm cho đến khi muối tan hoàn toàn. Súc miệng với dung dịch này vài lần mỗi ngày đến khi thấy giảm triệu chứng ho.

Trẻ nhỏ chưa biết súc miệng đúng cách không nên sử dụng biện pháp này.

Bổ sung nước

Đảm bảo cơ thể đủ nước giúp bạn nhanh khỏi ho, cảm cúm vào thời điểm giao mùa. Bạn nên dùng những thức uống trên nhiệt độ phòng để giảm những triệu chứng cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi và ho. Ngoài các loại trà thảo mộc, bạn thể uống nước ấm, các món soup nóng.

 

Quỳnh Trang H+ (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp