Cần hoàn thiện quy định quản lý thực phẩm chức năng
Đình chỉ lô TPCN Salipo quảng cáo "lố"
Cảnh báo: TPCN Tri-Methyl Xtreme gây tổn thương gan
Xe khách chở hàng vạn viên TPCN không rõ nguồn gốc
TPCN tạo cơ bắp làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn?
Tại hội thảo, các vấn đề như: xu hướng quản lý thực phẩm chức năng (TPCN) (về phân loại, định nghĩa TPCN); giới hạn về Vitamin và khoáng chất; quản lý thành phần dinh dưỡng, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật; quy định về cách ghi công dụng của các sản phẩm TPCN; quá trình quản lý sản phẩm;...của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã được các chuyên gia chia sẻ, phân tích.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) nhấn mạnh, một trong những vấn đề liên quan đến ATTP được quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây đó là việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN. Tại Việt Nam, năm 2000 mới có 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN thì đến năm 2014 cả nước có khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN với hơn 10.000 sản phẩm lưu hành trên thị trường (trong đó nhập khẩu chiếm khoảng 40%).
Tuy nhiên đi cùng sự phát triển này, vấn đề TPCN hiện nay cũng đã đặt ra cho các nhà quản lý không ít những hạn chế, tồn tại và bất cập như: nhiều quy định chưa theo kịp sự phát triển của nền sản xuất, kinh doanh TPCN; việc quản lý điều kiện sản xuất TPCN chưa thống nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Cùng đó, người dân chưa thực sự hiểu đúng, dùng đúng về TPCN, việc lạm dụng TPCN còn khá phổ biến. Đặc biệt, vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp, cá nhân quảng cáo TPCN như thuốc, thậm chí còn hơn thuốc chữa bệnh.
Hội thảo lần này là cơ hội để chúng ta học hỏi, chia sẻ cách quản lý TPCN của các nước có nền sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng TPCN quy mô lớn cũng như có chính sách quản lý TPCN từ rất sớm và luôn được hoàn thiện trong nhiều năm qua.
Bình luận của bạn