Ngô bị mốc dễ gây ngộ độc dẫn đến tử vong
7 cách đơn giản phòng ngộ độc thực phẩm
Tử vong do ngộ độc thực phẩm ngày một tăng
Ngộ độc do ăn nấm rừng
Ngộ độc chì từ thuốc cam: Dễ mắc, khó chữa!
300 người ngộ độc thực phẩm
Trong năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra hai vụ ngộ độc do ăn bánh trôi ngô bị mốc làm 6 người ngộ độc và 3 người tử vong tại huyện Mèo Vạc. Tính từ năm 2007 đến nay, có 21 vụ, 108 người ngộ độc và 45 người tử vong, tỷ lệ chết/ngộ độc chiếm 42%.
Tại hội nghị khoa học và tập huấn hướng dẫn phòng, chống ngộ độc bánh ngô mốc vừa diễn ra tại Hà Giang, các cán bộ của Trung tâm phòng chống nhiễm độc Học viện Quân y và Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã cung cấp những thông tin về nấm mốc, độc tố nấm mốc, thực trạng ngộ độc, triệu chứng, chẩn đoán, “Nguyên tắc chung xử trí ngộ độc cấp” khi bị ngộ độc ngô. Thông qua buổi trực tiếp hướng dẫn tại hội nghị, các thông tin bổ ích sẽ được truyền đạt đến bà con các dân tộc của tỉnh Hà Giang cũng như trên cả nước, từ đó góp phần hạn chế tối đa các trường hợp ngộ độc có thể xảy ra.
Cần hiểu rõ ngộ độc do bánh ngô mốc
Nguyên nhân gây ngộ độc
Tất cả các gia đình bị ngộ độc đều ăn bánh ngô thường để lâu từ 6 ngày trở lên kể từ khi treo bột ngô lên cho bột ráo nước khi bột ngô đã chuyển màu, lên mốc. Các gia đình đều xay nhiều bột ngô phơi ngô tới hơn 1 tháng, khi đó bột ngô đã lên mốc xanh, đen.
Ngô mốc chứa nhiều chất khiến con người có thể bị ngộ độc
Triệu chứng thường gặp
- Buồn nôn và nôn ra thức ăn;
- Đau bụng;
- Khó thở, thở dốc;
- Ho khạc nhiều đờm, bọt lúc đầu màu trắng sau chuyển thành màu hồng;
- Cấm khẩu hoặc nói yếu, đau đầu, chóng mặt;
- Mặt, môi, đầu chi tím tái;
- Co giật toàn thân, một số bệnh nhân ỉa đái không tự chủ.
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc
Nhanh chóng gây nôn (chỉ gây nôn với những người còn tỉnh) bằng cách lấy ngón tay sạch hoặc cạo mùn thớt pha nước cho bệnh nhân uống cho đến khi nôn ra nước trong thì thôi.
Hạn chế cho bệnh nhân uống nhiều nước (vì tăng lượng tuần hoàn dẫn đến phù phổi cấp). Thông báo với cán bộ y tế và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Phòng chống ngộ độc ngô mốc
Ngô sau khi thu hái cần được phơi khô, để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh mối mọt. Bảo quản ngô bằng các dụng cụ có thể đóng kín (chum, vại, thùng có nắp kín). Không ăn những hạt ngô bị mốc, mối mọt.
Trong thời gian ngâm ngô làm bánh cần được thay nước sạch hằng ngày. Thường xuyên kiểm tra màu sắc, mùi của ngô trong suốt quá trình ngâm. Nếu ngô lên men, có mùi lạ hoặc ngô ngả màu (màu xanh, đen, vàng...) thì tuyệt đối không được ăn.
Ngô sau khi xay thành bột cần để ở nơi khô ráo, sạch sẽ. Cần nấu ăn ngay, tốt nhất là trong khoảng thời gian 2 - 3 ngày. Trước khi nấu cần kiểm tra kỹ bột ngô, nếu phát hiện trên bột ngô có xuất hiện các chấm xanh, đen, vàng... thì tuyệt đối không được nấu ăn.
Bình luận của bạn