Ngộ độc chì từ thuốc cam: Dễ mắc, khó chữa!

Tình trạng trẻ em ngộ độc chì đang gia tăng trong thời gian gần đây

Uống thuốc cam, bé 6 tháng tuổi bị ngộ độc chì

Bài thuốc "Cam" cho người nhiệt miệng

Chữa ung thư kết trực tràng bằng thuốc sốt rét

8 nhóm thuốc cấm rượu bia "bén mảng"

Thuốc cảm cúm có thể gây đột quỵ?

Rước họa vì thuốc cam

 Bác sỹ Đào Hữu Nam - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, khoa liên tục tiếp nhận các bệnh nhi nhiễm độc chì do dùng thuốc cam".

Trường hợp gần đây bị ngộ độc chì vì thuốc cam là bé Trần Nguyên Vũ (6 tháng tuổi, Quốc Oai - Hà Nội). Sốt ruột vì con trai biếng ăn, tăng cân kém, chị Lan - mẹ bé Vũ, đã mua 1 lạng thuốc cam pha với nước cơm cho con uống liên tục trong vòng 1 tháng. Đến ngày 24/11, thấy bé co giật nửa người trái kèm theo mệt mỏi, bỏ bú, gia đình đưa con đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bé Vũ hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi

Tại Bệnh viện, bé Vũ lên cơn co giật toàn thân rồi rơi vào trạng thái li bì, tím tái. Cháu lập tức được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu để theo dõi. Tại đây, quan sát biểu hiện của bệnh nhân kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sỹ nghi ngờ cháu bé nhiễm độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy bé Vũ bị nhiễm độc chì rất nặng. Vũ được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì. Sau gần 72 tiếng điều trị, cháu bé vẫn chưa thoát cơn hôn mê.  

Theo các nghiên cứu của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai: Trẻ em bị ngộ độc chì chủ yếu do sử dụng thuốc cam của thầy lang để chữa tưa lưỡi. Khi trẻ đến khám, gia đình có mang theo mẫu thuốc cam và xét nghiệm thì cho thấy có đến 80% thuốc cam có chứa chì. Hầu hết thuốc cam các gia đình dùng cho con đều mua hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ nguồn gốc (46,8%); mua của các thầy lang hành nghề không phép và thuốc không được đăng ký (31,7%). Qua xét nghiệm một số mẫu thuốc cam do bệnh nhân mang đến, có mẫu thuốc chứa tới 80% hàm lượng là chì, các mẫu còn lại trung bình từ 20-30% là chì.

Ngộ độc chì ảnh hưởng thể chất, trí não trẻ

Theo PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Điều trị ngộ độc chì ở người lớn có thể khỏi hoàn toàn nhưng với trẻ nhỏ thì khó khăn hơn rất nhiều”. Cơ thể các cháu thường rất yếu, liều lượng thuốc thải độc phải tăng giảm tùy theo phác đồ điều trị.  Điều trị ngộ độc chì thường mất rất nhiều thời gian và chia thành nhiều đợt.

Cha mẹ không nên chủ quan khi dùng thuốc cam cho trẻ

Ngộ độc chì rất nguy hiểm, chì vào cơ thể sẽ lắng đọng trong các tổ chức, cơ quan, lưu hành tự do trong máu, gây nhiễm độc hệ thần kinh khiến trẻ bị co giật, rối loạn hành vi, ảnh hưởng tới hệ tạo máu gây thiếu máu. Nếu xâm nhập vào xương, nó khiến trẻ không phát triển chiều cao. Bệnh nhân nhiễm độc chì nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong tuy nhiên phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi dùng thuốc cam cho trẻ.

Để phòng ngộ độc chì ở trẻ nhỏ, các gia đình không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc nam không rõ nguồn gốc để uống, bôi cho trẻ. Tuy nhiên, “nếu muốn sử dụng thuốc nam cho trẻ, các gia đình nên tìm đến các hiệu thuốc có đăng ký rõ ràng hoặc sử dụng những bài thuốc đã được cấp phép”, PGS.TS Phạm Duệ khuyến cáo.

Dấu hiệu trẻ em bị ngộ độc chì
- Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, rất dễ bị bỏ sót, chỉ có thể phát hiện thấy khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng (ví dụ khám chuyên khoa tâm thần và đánh giá bằng thang điểm đánh giá phát triển tinh thần) và xét nghiệm.
Biểu hiện rõ:
- Thần kinh: hôn mê, co giật, có thể tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, liệt, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất đi các kỹ năng học được, học kém, chậm phát triển tinh thần. Khi trẻ có biểu hiện nặng trên thần kinh trung ương (hôn mê, co giật) thì 25-30% số trẻ này có di chứng (chậm phát triển trí tuệ, co giật, mù, liệt) vĩnh viễn.
- Tiêu hoá: Nôn, đau bụng, chán ăn
- Máu: thiếu máu
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ