Cảnh báo ngộ độc chì từ thức ăn nước uống

Những nguyên nhân gây ngộ độc chì

Phòng nhiễm độc chì: Biết thêm không thừa

Ngộ độc chì từ thuốc cam: Dễ mắc, khó chữa!

Nhiều trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam rởm

Con ngộ độc chì giữa vòng tay cha mẹ

Nhiều trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam rởm

Nguồn nhiễm độc chì

Đường ăn uống:

Từ những thực phẩm có nhiễm chì: rau quả tươi có thể nhiễm chì từ đất, nước tưới trong quá trình canh tác. Bởi thế, kể cả việc bạn tự trồng rau tại nhà mà đất trồng, nguồn nước không đảm bảo, rau bạn trồng vẫn có thể bị nhiễm chì. Hay như rau quả chế biến nhiễm chì từ thiết bị, dụng cụ trong quá trình sản xuất, chế biến…

Thực phẩm, nước uống đựng trong bát đĩa, bình chứa, phủ men bóng, cốc thủy tinh có vẽ màu sặc sỡ, đồ gốm…

Đường tiếp xúc:

Nhà sơn bằng sơn có chì, các loại pin, máy quay phim, radio, máy tính…; Đồ chơi trẻ em có chứa chì;  Từ mỹ phẩm hay thuốc nhuộm tóc… có hàm lượng chì cao.

Việc tiếp xúc với các loại sơn, đồ chơi, mỹ phẩm... có chứa chì có thể dẫn đến ngộ độc chì

Quá trình hấp thụ chì trong cơ thể

Chì từ thực phẩm hoặc từ tay qua đường miệng vào dạ dày rồi hấp thụ vào máu. Lượng chì vào máu ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng thức ăn có trong dạ dày, càng no lượng chì hấp thụ càng ít. Ở trẻ em, lượng chì hấp thụ vào máu nhiều hơn ở người lớn. Chì theo máu không được đào thải mà tiếp tục được vận chuyển và tích tụ tại các mô, cơ quan rồi gây bệnh cho cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc chì

Tùy theo mức độ nhiễm độc chì mà triệu chứng có thể rất mơ hồ như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sụt cân… Nặng hơn có thể dẫn tới yếu cơ, thiếu máu, tăng huyết áp, giảm trí nhớ, nam giới giảm lượng tinh trùng, phụ nữ mang thai nhiễm độc chì sẽ tổn hại cho thai nhi, dễ bị sảy thai, sinh non…

Ngộ độc chì lâu ngày sẽ dẫn tới các bệnh trở thành mạn tính: bệnh về thận (suy thận…), tổn thương thần kinh ngoại vi, tổn thương não bộ… Ngộ độc chì mức độ nặng có thể dẫn tới tử vong.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, là đối tượng dễ bị nhiễm độc nhất trong gia đình vì trẻ hay cho tay hoặc bất kỳ thứ gì nhặt được vào miệng. Hiện nay, khi đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ được sơn phủ bằng sơn chứa chì lan tràn trên thị trường thì việc bị ngộ độc chì là điều mà cha mẹ rất khó kiểm soát. Ngộ độc chì ở trẻ thường trầm trọng hơn so với người lớn. Đó là vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ thần kinh, hơn nữa khả năng thải độc trong của trẻ em còn rất kém. Điều đó sẽ âm thầm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và sự phát triển của trẻ sau này.

Linh Nguyễn H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn