Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống "thuốc" bột chữa bệnh dạ dày - Ảnh minh họa.
Đã tìm ra "thủ phạm" vụ ngộ độc tại Trung tâm Hội nghị ở Long Biên
Điều trị biến chứng rò bạch huyết với kỹ thuật bơm thuốc cản quang
Bệnh viện Việt Đức – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam
Cách nhận biết viêm dạ dày và trào ngược acid dạ dày
Khoảng 17h ngày 28/12, bệnh nhân uống hai thìa bột (loại thìa ăn cơm) với mục đích chữa bệnh dạ dày. Đến 17h44 cùng ngày, trong lúc ăn cơm, bệnh nhân xuất hiện co giật, bắt đầu từ tay trái rồi lan ra toàn thân. Trong cơn co giật, bệnh nhân tỉnh, gọi người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim. Sau 20 phút cấp cứu, tuần hoàn của bệnh nhân được khôi phục. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến một bệnh viện khác để điều trị, nhưng vẫn xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân kéo dài 2-3 phút, tình trạng không cải thiện.
Ngày 29/12, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, bệnh nhân vẫn hôn mê và được chẩn đoán theo dõi ngộ độc Strychnin.
Ths.Bs. Nguyễn Tiến Đạt – Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, chất độc Strychnin có trong hạt mã tiền, loại hạt này rất giống với hạt sang. Có thể trong quá trình chế biến hạt sang để làm thuốc chữa dạ dày, hạt mã tiền đã lẫn vào và bệnh nhân đã uống nhầm. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân và mẫu bột bệnh nhân đã uống đều cho thấy có chứa Strychnin.
Strychnin là một loại alkaloid (hợp chất hữu cơ phức tạp) chiết xuất từ cây mã tiền. Hạt này thường chỉ được ngâm với rượu, dùng để xoa bóp ngoài da. Hiện nay, Strychnin chủ yếu được sử dụng trong thuốc diệt chuột và pha trộn vào các chất cấm như heroin, cocaine. Khi uống phải Strychnin, chất này sẽ kích thích tủy sống gây co giật, sau đó dẫn đến suy hô hấp, tiêu cơ vân, ngừng tim.... Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ tử vong nhanh chóng.
Ths.Bs. Nguyễn Tiến Đạt cũng cho biết, trường hợp bệnh nhân nêu trên do bị ngừng tuần hoàn với thời gian khá lâu, khiến não bị thiếu oxy và tổn thương nặng. Tiên lượng bệnh nhân rất khó có thể hồi phục, sẽ tiếp tục hôn mê, thời gian về sau chỉ có thể nằm 1 chỗ.
"Khi có dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần đến những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp bệnh nhân muốn điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền cũng cần được thăm khám bởi các bác sĩ, lương y,… có giấy phép hành nghề, tại những cơ sở được cấp phép hoạt động. Tránh việc tự ý mua thuốc tại những địa điểm bán hàng trôi nổi, không có nguồn gốc, sẽ rất dễ rước họa vào người", Ths.Bs. Nguyễn Tiến Đạt khuyến cáo.
Theo lời người nhà bệnh nhân, loại “thuốc” bột mà bệnh nhân uống được sản xuất tại một cơ sở rất lớn tại địa phương. Do lo ngại nhiều người có thể gặp tình trạng tương tự, Trung tâm Chống độc của BV Bạch Mai đã thông báo cho Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa để yêu cầu kiểm tra cơ sở sản xuất này, ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bình luận của bạn