Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các bữa tiệc cuối năm

Cần chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Cách khử mùi tủ lạnh và bảo quản thức ăn đúng cách

Dùng thớt sao cho đảm bảo an toàn thực phẩm?

9 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Bảo quản rau lá xanh ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Mặc dù nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm không được báo cáo nhưng theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm có khoảng 48 triệu người dân nước này, tương đương với 1 trong 6 người bị ngộ độc thực phẩm. Trong số đó, 128.000 người phải nhập viện và khoảng 3.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm. Vậy ngộ độc thực phẩm là gì, nguyên nhân gây ra nó và làm thế nào để phòng tránh?

Ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng 

Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh phổ biến do việc ăn phải thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc đôi khi là hóa chất độc hại.

Một số tác nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến bao gồm vi khuẩn E. coli, salmonella, campylobacter, staphylococcus, listeria và norovirus. Mặc dù hầu hết mọi loại thực phẩm đều có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, nhưng "các thực phẩm như rau quả tươi, thịt hoặc cá sống hoặc chưa nấu chín, sữa chưa tiệt trùng cũng như bột chưa nấu chín đều là những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc", theo bà Beth Widen, chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học dinh dưỡng tại Đại học Texas (Mỹ). Ngoài ra, các món ăn như cơm hoặc salad khoai tây nếu để lâu ngoài trời cũng rất dễ bị ngộ độc.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bao gồm đau bụng, buồn nôn, sốt, nôn, tiêu chảy và đau đầu. "Những đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nặng bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu", bà Bellows chia sẻ.

Ngộ độc thực phẩm kéo dài bao lâu?

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa của từng người

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa của từng người

Thời gian kéo dài của các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của từng người. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài từ 24 đến 48 giờ.

Thông thường, ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên có  nhiều trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử trí kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng. "Bạn có thể điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà bằng cách bổ sung nước cho cơ thể để bù lại lượng nước đã mất (do nôn hoặc tiêu chảy), như uống nước lọc, nước trái cây pha loãng hoặc nước có điện giải dành cho người lớn và dung dịch bù nước cho trẻ em", bà Widen khuyến cáo. "Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn những thực phẩm đơn giản như bánh quy giòn, sữa chua có probiotics và bánh mì nướng để bù lại năng lượng".

CDC cũng khuyến nghị bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày; không thể uống nước; có dấu hiệu mất nước hoặc có máu trong phân.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng tránh nếu chúng ta thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đúng cách:

- Chọn mua thực phẩm từ những nơi uy tín: Hãy chọn mua thực phẩm từ các cửa hàng và nhà hàng có thương hiệu, đáng tin cậy.

- Nấu chín thực phẩm đúng cách: Đảm bảo nấu chín thịt gia cầm, thịt và cá đến nhiệt độ an toàn theo khuyến cáo. Tránh uống sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm chưa qua xử lý.

Cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn

Cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn

- Rửa sạch rau quả: Trước khi ăn, luôn rửa sạch rau quả để loại bỏ vi khuẩn và các chất bẩn có thể gây hại.

- Không để thực phẩm ngoài quá lâu: Các thực phẩm cần bảo quản lạnh như thịt, cá, sữa, trứng cần được lưu trữ trong tủ lạnh hoặc tủ đông. 

- Bảo quản thực phẩm khi mất điện: Nếu xảy ra sự cố mất điện, bạn cần giữ cửa tủ lạnh và tủ đông đóng kín để bảo đảm nhiệt độ bên trong. Nếu mất điện quá lâu (hơn 4 giờ), bạn nên vứt bỏ các thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh.

Ngoài ra, cũng cần chú ý tách biệt thịt sống và thực phẩm chế biến sẵn; rửa tay sạch sẽ trước, trong và sau khi nấu nướng, chế biến thực phẩm.

 
Đào Dung (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng