Tổ chức Y tế Thế giới lên tiếng cảnh báo về việc virus cúm A/H7N9 thay đổi độc lực
Bệnh cúm gia cầm nguy hiểm như thế nào?
5 bài tập yoga giúp nam giới đối phó với rối loạn cương dương
Làm sao để tránh hình thành sẹo sau khi nặn mụn trứng cá?
Biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn, điều trị rạn da cho phụ nữ mang thai và sau sinh
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Trước đó, ngày 17/2/2017, theo thông báo của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan (Trung Quốc) về kết quả giải trình tự gene của virus được phân lập từ 01 bệnh nhân cúm A(H7N9) tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng phát hiện sự thay đổi của virus cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp, do đó quan trọng là phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của virus cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của virus cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần thứ 5 này, có 8/86 (9%) mẫu virus cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gene (genetic markers) kháng neuraminidase; tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người.
Từ tháng 10/2016 đến 22/2/2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 425 trường hợp cúm A(H7N9) ở người. Cho đến nay tổng cộng 1.223 trường hợp được chẩn đoán nhiễm virus cúm A(H7N9) đã báo cáo đến WHO từ tháng 3 năm 2013 trong đó từ tháng 10/2016 đến nay là 425, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, bệnh diễn biến hết sức phức tạp, nếu Việt Nam làm tốt công tác kiểm soát ở khu vực cửa khẩu, thì sẽ không có dịch trên gia cầm.
Do đó, cần mở rộng phạm vi, đối tượng giám sát (giám sát trọng điểm, EBS, SARI), đặc biệt tại các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc, Campuchia; chợ đầu mối giao lưu, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Khuyến cáo người dân đi du lịch đến những vùng có dịch và những người tiếp xúc với gia cầm, khi có triệu chứng phải được chăm sóc đặc biệt tại các cơ sở y tế.
Những vùng có dịch gia cầm, cần phải kiểm soát chặt chẽ, tiêu hủy đàn gia cầm có virus để tránh lây lan. Ngăn chặn triệt để gia cầm nhập lậu để không gây nguy hại đến gia cầm trong nước và sức khỏe người dân. Thứ trưởng đề nghị các địa phương tổ chức tốt việc giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh trên gia cầm và ở người; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm. Cần tiếp tục truyền thông sâu rộng, chủ động thông báo tình hình dịch bệnh để các bên liên quan cùng vào cuộc kịp thời.
Bình luận của bạn