Cảnh giác trước ứng dụng đa cấp Limbic Arc tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại sức khỏe

Giao diện ứng dụng Limbic Arc hay InfoBoosts - Ảnh: VCCA

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Cảnh báo 2 sản phẩm hỗ trợ xương khớp có chứa chất cấm Diclofenac

Những dấu hiệu cảnh báo tật khúc xạ ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Thụy Điển tuyên bố đại dịch COVID-19 kết thúc, bất chấp mọi cảnh báo

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho biết, đơn vị này đã ghi nhận các thông tin tài liệu trên mạng internet về việc một số tổ chức, cá nhân mời gọi người dân sử dụng một ứng dụng điện tử có tên Limbic Arc hay InfoBoosts.

Ứng dụng này được các đối tượng giới thiệu là công nghệ năng lượng lượng tử và công nghệ chăm sóc sức khỏe chủ động của thời đại mới với nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả công dụng đối với cả bệnh nhân mắc COVID-19.

Các đối tượng giới thiệu về Ứng dụng điện tử Limbi Arc trên mạng xã hội có dấu hiệu thổi phồng công dụng chữa bệnh - Ảnh: VCCA

Các đối tượng giới thiệu về Ứng dụng điện tử Limbi Arc trên mạng xã hội có dấu hiệu thổi phồng công dụng chữa bệnh - Ảnh: VCCA

Ngoài các công dụng trị bệnh, các đối tượng này giới thiệu những người tham gia mời gọi thêm các thành viên khác để được hưởng hoa hồng lợi ích theo mô hình đa cấp.

Tính đến thời điểm hiện nay, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp, tổ chức nào có tên Limbic Arc hay Infoboost nêu trên theo quy định.

Dấu hiệu kinh doanh đa cấp không có giấy chứng nhận hợp pháp của các đối tượng liên quan đến Ứng dụng điện tử Limbi Arc - Ảnh: VCCA

Dấu hiệu kinh doanh đa cấp không có giấy chứng nhận hợp pháp của các đối tượng liên quan đến Ứng dụng điện tử Limbi Arc - Ảnh: VCCA

Do vậy, các tổ chức cá nhân trên có dấu hiệu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tới 5 tỷ đồng hoặc 5 năm tù giam.

Theo đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh báo người dân không nên tham gia sử dụng và mời gọi người khác tham gia sử dụng những sản phẩm, ứng dụng theo "truyền miệng" để chữa bệnh mà không có cơ sở khoa học rõ ràng để tránh gặp thiệt hại về sức khỏe, đánh mất cơ hội điều trị bệnh đúng đắn.

Bên cạnh đó, người dân cũng không nên tham gia vào các hoạt động có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép nêu trên để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.

Được biết, năm 2022 Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Trong năm 2021, đơn vị này đã tiếp nhận 15 hồ sơ đề nghị cấp phép bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, tất cả các hồ sơ này đều chưa đáp ứng điều kiện và chưa được cấp giấy chứng nhận.

 
Nguyễn An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng