Ảnh minh họa: Dailytech.com
Cô gái mắc bệnh hiếm dị ứng với nước
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa
10 kiểu dị ứng kỳ quái nhất (P.1)
10 kiểu dị ứng kỳ quái nhất (P.2)
Trước khi được truyền máu, bệnh nhân này từng trải qua đợt điều trị u nguyên bào tủy - một dạng u ác tính của hệ thống thần kinh trung ương. Vài tuần sau khi được truyền máu, cậu bé có phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ trong vòng 10 phút sau khi ăn cá hồi, theo báo cáo đăng ngày 7/4 trên trang mạng Canadian Medical Association Journal.
Các bác sỹ điều trị cho cậu bé nghi ngờ rằng việc truyền máu gây ra phản ứng này. Sau khi điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc chứa chất kháng histamine, các bác sỹ khuyên cậu bé nên tránh ăn cá và tiêm một mũi epinephrine - thuốc kích thích giao cảm, trong trường hợp em có phản ứng khác.
4 ngày sau, cậu bé phải quay lại phòng cấp cứu sau khi ăn một cốc bơ đậu phộng chocolate. Xét nghiệm máu và chích da cho thấy, cậu bé bị dị ứng ít nhất là trong thời gian ngắn, với lạc và cá hồi, vì vậy các bác sỹ khuyên em nên tránh cá và các loại hạt.
"Rất hiếm có phản ứng dị ứng với thực phẩm mình đã quen dùng trước đây", tác giả báo cáo, tiến sỹ Julia Upton - một chuyên gia về dị ứng và miễn dịch tại Bệnh viện Nhi ở Toronto (Canada) nói.
Chích da trên cánh tay bệnh nhân để xác định chất gây dị ứng. Ảnh: Livescience.com |
Theo bà, cậu bé này chưa từng bị dị ứng với các thực phẩm trên nhưng trong quá trình truyền máu, em đã nhận loại protein gây phản ứng dị ứng với các đồ ăn đó. Loại protein này gọi là IgE - một loại kháng thể có liên quan đến dị ứng. Khi nó gặp chất gây dị ứng nhất định, nó khiến các tế bào miễn dịch giải phóng ra các hóa chất như histamine, từ đó dẫn tới phản ứng dị ứng.
Chích da thử dị ứng với cậu bé 8 tuổi cho thấy, em đã mắc phải dị ứng với hạt lạc, hạt của các cây khác, cá trộn và cá hồi. Vì bản thân cơ thể cậu bé không tạo kháng thể chống lại cá và hạt, các bác sỹ nghĩ tình trạng dị ứng của em sẽ tự hết trong vòng vài tháng.
Mắc dị ứng từ hiến máu là rất hiếm nhưng không phải chưa từng có tiền lệ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hai trường hợp khác từng được báo cáo, cả hai đều là người lớn, là những bệnh nhân mắc dị ứng tạm thời từ huyết tương. Trong một trường hợp năm 2007, một cụ bà 80 tuổi đã bị sốc phản vệ với hạt lạc. Điều tra sau đó cho thấy người hiến huyết tương 19 tuổi bị dị ứng lạc, theo báo cáo đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine.
Trong trường hợp mới này, cậu bé 8 tuổi cũng nhận huyết tương - một phần chất lỏng của máu có chứa kháng thể. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về người hiến và thấy người này từng dị ứng các loại hạt, cá và tôm cua. Đơn vị nhận máu hiến không còn bất cứ mẫu máu nào từ người này và cho biết sẽ không nhận máu hiến từ cá nhân này nữa.
Khoảng 5 tháng sau khi tiếp nhận máu hiến, xét nghiệm máu cho thấy, mức kháng thể dị ứng IgE của cậu bé với cá hồi và đậu phộng là cực kỳ thấp. Khi được 6 tháng, bố mẹ của bệnh nhân này đã dần dần và thành công trong việc giới thiệu lại các loại hạt và cá vào thực đơn ăn uống của cậu bé.
Tiến sỹ Upton nói: "Nhìn chung, chúng tôi muốn khuyên rằng việc này nên được thực hiện dưới sự giám sát về y tế đề phòng trường hợp có vấn đề phải cấp cứu".
"Rõ ràng, sự an toàn của nguồn máu là mối lo ngại lớn nhất của mọi người nhưng nghiên cứu thêm là cần thiết để khẳng định cách nào là tốt nhất để tránh truyền dị ứng và mức độ thường xuyên tình trạng này xảy ra", tiến sỹ Upton nói. Các bác sĩ còn chưa rõ làm cách nào có có thể ngăn chặn các trường hợp này trong tương lai. Các tổ chức cung cấp máu ở Canada và Mỹ đều không cấm những người bị dị ứng hiến máu. Và xét nghiệm máu hiến với mức IgE cũng không phải lúc nào cũng khẳng định được khả năng dị ứng. Một số người có mức IgE cao không bị dị ứng trong khi những người khác có mức protein này thấp thì lại bị.
"Tôi nghĩ thật khó để đưa ra những cảnh báo có ảnh hưởng sâu rộng chỉ dựa trên một trường hợp được báo cáo", bà nói.
Tại Mỹ, "nếu một người hiến cảm thấy ổn và khỏe mạnh vào ngày hiến máu, họ hoàn toàn đủ tư cách để thực hiện việc này", tiến sỹ Courtney Hopkins - đại diện Hội chữ thập đỏ Mỹ cho biết. "Chúng tôi sẽ hoãn việc hiến lại nếu họ không thấy ổn hay khỏe khoắn, nếu họ bị sốt hay chúng tôi thấy họ có vấn đề về hơi thở", ông nói.
"Những cá nhân bị dị ứng không nên bị ngăn cản hiến máu. Chúng ta luôn cần máu. Chúng ta luôn cần những người hiến máu", Hopkins nhấn mạnh.
Bình luận của bạn