Dù mắc bệnh thalassemia, nhưng vợ chồng anh Dũng và chị Hương vẫn sinh con khỏe mạnh.
Bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vì sao phải xét nghiệm Thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
Phơi nhiễm chất Phthalates làm tăng nguy cơ sinh non
Có biết được trẻ bị tan máu bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ?
BS Nguyễn Thị Thu Hà – Tổng Thư ký hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, cho biết:
Chào bạn!
Người bị mắc bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) ở thể nhẹ dạng alpha hầu như bình thường, không có biểu hiện thiếu máu hay chỉ bị thiếu máu nhẹ, thoáng qua. Còn những người bị thalassemia ở thể nặng dạng beta sẽ có các biểu hiện thiếu máu như mệt mỏi, da xanh; Biểu hiện của sự tan huyết như vàng da, gan lách to, xương biến dạng, dễ gãy.
Nếu chồng bạn mang gene thể nhẹ alpha, còn bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì 50% khả năng con bạn hoàn toàn khỏe mạnh và 50% có khả năng giống chồng của bạn. Nếu cả chồng bạn hoặc bạn đều mang gene thể nhẹ alpha thì đứa trẻ có 25% nguy cơ bị bệnh mức độ nặng hoặc trung bình; Ngược lại cả bạn và chồng bạn đều mang gene thể nặng beta thì đứa trẻ có 100% nguy cơ bị bệnh ở mức độ nặng hoặc trung bình. Ngoài ra, nếu cả 2 bạn cùng mang gene cùng thể, một số trường hợp người mẹ khi mang thai có thể bị phù thai hoặc gây sảy thai liên tiếp.
Trong quá trình mang thai, cần phải chẩn đoán xem thai có mắc bệnh thalassemia hay không bằng các thủ thuật xâm lấn để lấy các vật liệu di truyền của thai (DNA) như sinh thiết gai nhau khi thai 11 - 14 tuần hoặc chọc ối khi thai trên 16 tuần. Nếu sau khi chẩn đoán và biết thai bị mắc thalassemia thể nặng beta, cần cân nhắc việc giữ thai hay chấm dứt thai kỳ. Bởi trẻ mắc bệnh, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém vì hầu như phải truyền máu suốt đời.
Nếu chỉ bị bệnh ở dạng thể nhẹ alpha, thường không cần điều trị và vẫn sống như người bình thường nhưng phải được bác sỹ tư vấn trước khi kết hôn để tránh không sinh ra con bị thalassemia ở mức độ nặng. Mức độ trung bình và nặng thì cần truyền máu định kỳ và thải sắt thường xuyên. Bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp ghép tủy bằng tế bào gốc. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ định với bệnh nhân ở mức độ nặng hoặc khó truyền máu.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Sáng 8/5, hưởng ứng ngày Thalassemia (tan máu bẩm sinh Thế giới), Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) đã tổ chức buổi mít tinh, truyền thông về căn bệnh. Đáng chú ý, tại đây đã diễn ra lễ cưới của chị Thiên Hương và anh Hoàng Dũng đều mắc bệnh thalassemia. 10 năm gắn bó, anh chị có một bé trai 9 tuổi. Cậu bé chỉ mang một gene bệnh, cũng như 10 triệu người Việt Nam khác hiện nay đang có gene này. GS Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương - chủ hôn đặc biệt cho cặp vợ chồng này, khâm phục nghị lực của chị Hương cũng như tình cảm sâu sắc của hai anh chị. Đây là bằng chứng, họ có thể có một gia đình hạnh phúc, sinh con cái khỏe mạnh.
Bình luận của bạn