Chậm kinh là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt
Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì?
Chu kỳ kinh 45 ngày có dễ vô sinh?
Vì sao kinh nguyệt không đều?
Thuốc chống trầm cảm có thể ngăn chặn hội chứng tiền kinh nguyệt?
Cảnh giác với bất thường kinh nguyệt ở trẻ dậy thì
1. Dùng các phương pháp tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày có chứa cả estrogen và progesterone. Hai chất này ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì mức hormone kích thích tố. Thường xuyên dùng thuốc tránh thai sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh.
Một số phương pháp khác như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu nữ giới ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
2. Mang thai
Mang thai là nguyên nhân gây ra chậm kinh. Nếu có thêm các triệu chứng như buồn nôn, đau ngực… thì khả năng người phụ nữ mang thai càng cao. Lúc mang thai cũng là lúc chị em ngưng chu kỳ kinh nguyệt trong một khoảng thời gian.
3. Vận động quá sức với cường độ cao
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng, vận động quá sức thường xuyên bị chậm kinh. Nguyên nhân được lý giải, khi nữ giới tập luyện quá sức chịu đựng của cơ thể, hormone leptin sẽ được tiết ra và hormone này tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
4. Do phẫu thuật
Phẫu thuật có thể gây ra dính cổ tử cung, dẫn đến ứ huyết bên trong và làm cho kinh nguyệt bị trì hoãn.
Mang thai là một nguyên nhân gây ra chậm kinh
5. Yếu tố tâm lý
Các yếu tố tâm lý như áp lực, căng thẳng, stress cũng gây ra sự trì hoãn kinh nguyệt. Những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, từ đó làm mất quá trình phóng noãn và gây ra hiện tượng trễ kinh, mất kinh.
6. Tuyến giáp bất thường
Tuyến giáp nằm ở cổ, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Nếu bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
7. Triệu chứng đa nang buồng trứng
PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) là sự mất cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone gây hạn chế rụng trứng. Hiện nay, ngày càng nhiều người phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng với nhiều mức độ: Mất kinh hoàn toàn hoặc có kinh nhưng không đều đặn.
8 .Các bệnh mạn tính
Bất cứ căn bệnh mạn tính nào cũng gây căng thẳng cho hệ thống chung của cơ thể và có thể gây mất kinh của người phụ nữ.
9. Mãn kinh sớm
Khi phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiếu hụt một lượng hormone đáng kể có thể bị mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Cùng với "tắt" chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo.
Thay đổi lối sống nếu nguyên nhân trễ kinh là do stress, vận động quá nhiều, thừa hoặc thiếu cân quá mức. Xây dựng một lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, cần đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giải trí.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân và có thể dùng một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và thông báo cho bác sỹ những thay đổi trong cơ thể để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị hợp lý, kịp thời.
Bình luận của bạn