- Chuyên đề:
- Bệnh thủy đậu
Cách duy nhất phòng bệnh thủy đậu cho trẻ là tiêm vaccine
TP.HCM: Nhiều ca thủy đậu biến chứng nặng
2 bệnh nhi nguy kịch vì nhiễm thủy đậu lây từ mẹ
TP.HCM: Xuất hiện ổ dịch thủy đậu
Mắc thủy đậu: Không thể chủ quan
Bác sỹ Trần Thị Thu Hương - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết:
Chào bạn! Thủy đậu hay trái rạ là một bệnh do virus thủy đậu gây ra, bệnh thường mắc ở trẻ nhỏ. bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp và chủ yếu xuất hiện vào mùa Đông Xuân. Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 2 tuần. Trong thời gian này trẻ thường xuất hiện các triệu chứng của nhiễm virus như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau đầu, quấy khóc... sau đó xuất hiện các ban đỏ, lúc đầu ở thân, sau đó lan ra toàn thân, ban đỏ này gây ngứa và tiến triển thành nốt có kích thước như hạt đậu, có chứa dịch trong. Sau khoảng 2 tuần, các nốt phỏng này vỡ và đóng vảy.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh thuỷ đậu: Bạn cần phải giữ vệ sinh cho bé, tránh bội nhiễm, đặc biệt là bội nhiễm ở da. Dùng các thuốc có tác dụng sát khuẩn chấm lên các nốt thủy đậu như xanh methylen... nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng thuốc muối sinh lý. Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ.
Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Giữ ấm để tránh các bội nhiễm khác nhất là ở đường hô hấp và đường tiêu hoá vì sau khi bị thuỷ đậu, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu nên khả năng chống đỡ các vi khuẩn sẽ kém đi. Giai đoạn này nếu như trẻ mắc thêm các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi... thì nhất thiết bạn phải cho bé uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, kháng sinh còn có tác dụng phòng tránh các bội nhiễm do vi khuẩn. Nếu bé nhà bạn đang đi nhà trẻ thì bạn nên cho bé nghỉ học trong thời gian này để cách ly bé với các bạn cùng lớp để tránh lây nhiễm.
Chúc bé nhà bạn có một sức khỏe tốt !
Bình luận của bạn