- Chuyên đề:
- Bệnh thủy đậu
Thủy đậu xảy ra phần lớn ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.
Phòng thủy đậu đúng cách!
Cẩn trọng: Miền Bắc bước vào mùa thủy đậu
Đề phòng khi thủy đậu vào mùa
Trẻ sơ sinh 9 ngày tuổi đã bị thủy đậu
Ăn gì để phòng bệnh sởi, thủy đậu?
Thông tin trên được BS. Nguyễn Văn Mứng - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Q.Bình Thạnh, TP.HCM - cho biết,
Toàn trường mầm non chuyên biệt nói trên có 38 học sinh và 30 nhân viên, giáo viên. BS. Mứng cho hay, các ca bệnh này được phát hiện từ ngày 12/1 đến ngày 26/1 và hiện tại chưa phát hiện thêm người mắc mới.
Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm Y tế Dự phòng Q.Bình Thạnh đã khử khuẩn trong trường học và tiếp tục giám sát để phát hiện kịp thời các ca bệnh mới.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, tiêm vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ. Ngoài ra, cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Thông thường, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10 - 14 ngày, bệnh khởi phát thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có kích thước đường kính từ 1 - 3 mm, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng, mụn sẽ to hơn, có màu đục do chứa mủ. Bên cạnh đó, trẻ cũng kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, biếng ăn...
Bình luận của bạn