Nếu không điều trị đúng cách thì chắp mắt có thể tái phát
Chắp mắt và lẹo mắt: Cần phân biệt để dễ điều trị
Vitamin: "Chiến binh" bảo vệ đôi mắt
Khám mắt định kỳ - phát hiện sớm các bệnh về mắt
Giao mùa, đề phòng một số bệnh về da
Mỏi mắt, nhức mỏi mắt... do dùng máy tính nhiều
Bác sỹ Hoàng Cương – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết:
Chào bạn!
Chắp mắt là tình trạng viêm mạn tính của tuyến Meibomius (tuyến sụn mi). Triệu chứng của chắp mắt: Bệnh nhân thấy xuất hiện một cục nhỏ ở mắt và không di động theo da, sờ nắn rõ. Chắp có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
Chắp mắt có thể khởi phát cấp tính hoặc âm ỉ. Kháng sinh không có hiệu quả khi điều trị chắp. Điều trị chắp có thể dùng biện pháp chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng corticoid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng (có chỉ định của bác sỹ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải loại thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
Các ung thư tại mi mắt (như ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn