Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?

Phấn hoa, nấm mốc trong bộ lọc không khí của điều hòa có thể khiến bạn bị

Cách chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Viêm mũi dị ứng: Tưởng bệnh “xoàng” mà gây nhiều biến chứng

Chỉ dẫn nhanh dùng tinh dầu giảm đau họng do ngồi lâu dưới điều hòa

Tác hại khi bật điều hòa cả đêm

Theo bác sỹ John Ohman - Trưởng khoa Dị ứng tại Trung tâm Y tế Tufts ở Boston (Mỹ) cho biết: Điều hòa có thể khiến bạn bị ngạt mũi hoặc chảy nước mũi vì một số lý do. 

Bạn có thể bị chảy nước mũi do sự thay đổi đột ngột nhiệt độ và độ ẩm. Khi bước vào một căn phòng bật điều hòa bạn có thể bị chảy nước mũi tương tự như tình trạng chảy nước mũi khi ra ngoài trời mùa Đông. Nguyên nhân là do không khí lạnh có thể kích hoạt các phản xạ của hệ thần kinh trong mũi khiến các tuyến trong màng mũi tiết ra ra chất nhầy (nước mũi). Chảy nước mũi là triệu chứng đặc biệt phổ biến ở những người bị viêm mũi dị ứng nên khi bị chảy nước mũi nhiều người nghĩ mình bị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm gây ra chỉ gây ra các triệu chứng chảy nước mũi trong thời ngắn. Trong khi đó, những người bị viêm mũi dị ứng thường bị chảy nước mũi trong thời gian dài. 

Ngoài thay đổi nhiệt độ và độ ẩm thì viêm mũi dị ứng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mũi, ngạt mũi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm trong mũi, xảy ra do cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng (bụi bẩn, phấn hoa…) trong không khí. Ho, hắt hơi, nghẹt mũi, mắt đỏ, ngứa mắt, sưng xung quanh mắt, đau đầu… có thể là một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Những người bị viêm mũi dị ứng có thể phát triển tình trạng ngạt mũi hoặc chảy nước mũi khi tiếp xúc với phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất ô nhiễm và mạt bụi bị mắc kẹt trong bộ lọc của điều hòa và sau đó được phát tán trong không khí khi bạn bật điều hòa. Các chất ô nhiễm và vi khuẩn trong điều hòa có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau ở từng người, nó cũng có thể gây kích ứng mũi và gây viêm mũi dị ứng. 

Để hạn chế các loại dị ứng, trong đó có viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với điều hòa, bạn nên vệ sinh điều hòa và thay đổi bộ lọc không khí của điều hòa định kỳ để tránh tích tụ vi khuẩn, bụi mạt, nấm mốc. Điều hòa không khí với bộ lọc sạch có thể làm giảm xác vấn đề về xoang và dị ứng bằng cách loại bỏ các chất gây dị ứng ra khỏi không khí. Nếu điều hòa nhà bạn sạch sẽ và bạn bị chảy nước mũi do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm thì bạn nên tránh dùng điều hòa. Khi thời tiết nóng bức và buộc phải dùng điều hòa, cần lưu ý không để nhiệt độ quá thấp và không chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời quá nhiều. Tốt nhất không nên bật điều hòa xuống dưới 26 độ.

Gia Hân H+ (Theo New York Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị