Giật mình với bạo lực học đường Việt Nam

Nữ sinh THPT Bãi Cháy đánh nhau vào đầu năm 2014 (Ảnh cắt từ clip)

Bảo vệ trẻ trước trò chơi bạo lực

Hơn 1.600 vụ bạo lực gia đình trong 5 năm

Báo động: 73,9% trẻ em Việt Nam bị trừng phạt bạo lực

Thêm bằng chứng liên hệ giữa chơi điện tử và bạo lực

Vắng bố, con trẻ dễ bạo lực

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng

Theo ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT cho biết: “Tình hình phạm pháp của bộ phận học sinh, sinh viên tiếp tục gia tăng về tính chất, mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ việc. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến phạm pháp của học sinh, sinh viên rất đơn giản như thiếu tiều chơi điện tử, chat, ăn chơi, đua đòi”.

Chỉ cần lên Google gõ vào mục tìm kiếm cụm từ “nữ sinh đánh nhau 2014” thì trong vòng 0,26 giây đã có 761.000 kết quả khác nhau liên quan đến thông tin, hình ảnh, clip đánh nhau của các nữ sinh.

Thống kê chưa đầy đủ từ năm 2009 đến nay, tổng số học sinh, sinh viên liên quan đến pháp luật hình sự trên 8.000 vụ việc. Trong đó, gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy 357 trường hợp, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6.000 vụ...

Tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường (BLHĐ) trong trường phổ thông” do trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức hôm 24/12 cho thấy: Kết quả khảo sát có sự khác biệt tương đối lớn về giới tính và cấp học. Theo đó, học sinh nam có khuynh hướng phản ứng mạnh mẽ là đánh lại khi bị đối xử bạo lực hơn học sinh nữ (34% so với 23,5%). So sánh giữa các cấp học thì học sinh THPT có khuynh hướng dùng vũ lực đáp trả nhiều hơn học sinh THCS (35,1% so với 20,3%). 

Nhóm khảo sát cho rằng lứa tuổi HS phổ thông vốn rất dễ hưởng ứng theo phong trào, chịu sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, nhanh tiếp thu những tiêu cực của môi trường xung quanh. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng rất đáng chú ý: Chưa được cha mẹ quan tâm giáo dục về BLHĐ, không nhiều phụ huynh lưu ý đến việc giáo dục cho con em về vấn đề BLHĐ để trẻ có thể tự chủ trong hành vi giao tiếp với bạn bè, tránh những xung đột trong quan hệ qua lại.

Gia đình tổ chức tang lễ cho một học sinh ở Đắk Lắk bị bạn cùng trường đâm chết hôm 3/11

Thầy trò đánh nhau

Tình trạng cán bộ, nhà giáo phạm tội, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành. Cá biệt có những vụ việc nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, buôn bán ma túy, tống tiền, cưỡng dâm trẻ chưa thành niên, khủng bố đồng nghiệp bằng tin nhắn.

Theo thống kê, hiện nay còn khoảng hơn 100 giáo viên vi phạm tệ nạn ma túy, trong đó có 14 người phạm tội buôn bán, tàng trữ ma túy bị xử lý hình sự. Theo báo cáo của 38 Sở GD-ĐT, 312 trường đại học, cao đẳng và trung cấp hiện tại, có 9 cán bộ giáo viên phạm tội giết người, 12 người cướp tài sản, 8 đối tượng bị ngồi tù vì phạm tội hiếp dâm.

Đặc biệt, gần đây nhiều vụ việc cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức của một vài cán bộ, nhà giáo như dùng uy thế để cưỡng dâm học sinh, tống tiền, gạ tình nữ sinh. Theo báo cáo, các trường đã xử lý, kỷ luật 13 người có hành vi quấy rối tình dục HS, SV.

Điển hình hồi đầu năm 2014, trên Youtube xuất hiện đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh ẩu đả giữa thầy giáo và học trò ngay trên bục giảng, gây bức xúc dư luận. Đoạn clip được xác định xảy ra trong tiết học môn Hóa học của thầy Trần Anh Tuấn (23 tuổi), giáo viên dạy hợp đồng của trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Tây Sơn, Bình Định). Trong clip, thầy giáo liên tục tát mạnh vào hai học sinh, trong đó một nam sinh đã đánh thầy để phản ứng lại. Cái tát của thầy và thái độ của trò khiến nhiều người giật mình về vấn đề đạo đức trong ngành giáo dục.

Hình ảnh thầy giáo tát học sinh được cắt ra từ clip

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, cho rằng: “Các cơ sở GD-ĐT phải luôn đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học. Mỗi nhà trường cần có sự đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực và vật lực để thực hiện tốt đầy đủ các nội dung của công tác này. Các cơ sở giáo dục tại các địa phương cần quan tâm và đẩy mạnh tới công tác giáo dục thể chất, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học, tăng cường công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho các em, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần”. Đồng thời, chủ động trang bị các kiến thức, kỹ năng để các em tự phòng tránh tiêu cực ngoài xã hội.

Các trường cần tiếp tục tổ chức, định hướng, hỗ trợ để phát triển hệ thống các câu lạc bộ nghề nghiệp, công tác xã hội, văn hóa, văn nghệ; Xây dựng tiêu chí đánh giá rèn luyện của học sinh, sinh viên và tăng cường công tác rà soát, hỗ trợ giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội