Nên dùng thuốc ngủ loại nào để ngủ ngon mà không bị mệt vào sáng hôm sau?
Uống thuốc an thần vẫn không ngủ nổi, phải làm sao?
Điểm lại những nguyên nhân mất ngủ thông thường nhất
Người cao tuổi bị mất ngủ có nên uống thực phẩm chức năng không?
Làm thế nào để ham muốn trỗi dậy và tình yêu thăng hoa?
BS. Vũ Hướng Văn trả lời:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 20% dân số các nước công nghiệp phát triển mắc chứng này. Do vậy, nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất tự nhiên của giấc ngủ và nếu phải dùng thuốc thì nó chỉ là hỗ trợ tạo ra hợp chất gây ngủ tự nhiên vốn có của cơ thể.
Một trong số nghiên cứu đó là melatonin. Melatonin là một hormon nội sinh trong cơ thể, được sản xuất từ tuyến tùng, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học thức - ngủ của cơ thể. Sự tổng hợp melatonin chịu ảnh hưởng của chu kỳ ngày đêm. Bóng tối làm cho cơ thể sản xuất melatonin tăng lên, báo hiệu cơ thể để chuẩn bị cho giấc ngủ. Ánh sáng làm giảm sản xuất melatonin, báo hiệu cho cơ thể để chuẩn bị cho khi thức.
Hiện nay, với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường làm việc căng thẳng, tiếng ồn ở các khu đô thị, ô nhiễm môi trường, sự tiếp xúc thường xuyên với sóng điện từ của các thiết bị điện tử... đã ảnh hưởng tới việc bài tiết hormone melatonin của cơ thể. Mặt khác, sự sản xuất melatonin còn bị giảm dần theo độ tuổi khiến chứng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Dựa vào tính năng tạo ra nhịp sinh học, dùng liệu pháp phối hợp melatonin và ánh sáng nhằm điều chỉnh nhịp thức - ngủ cho người có hội chứng khó vào giấc ngủ, hội chứng thức trong giấc ngủ, hội chứng rối loạn nhịp thức - ngủ, hội chứng mệt mỏi sau chuyến bay dài hoặc các vấn đề về giấc ngủ của người làm việc theo phiên, theo ca kíp. Theo liệu pháp này, bổ sung một liều melatonin (đủ gây ngủ và duy trì giấc ngủ) trước 30 - 90 phút sẽ làm tăng melatonin huyết sớm hơn trong khi việc sản xuất melatonin của não chưa đạt. So với các thuốc ngủ có trước, melatonin ưu việt hơn: thuốc ngủ loại barbituric gây quen thuốc, loại benzodiazepin gây hội chứng lệ thuộc thuốc, nên không thể dùng kéo dài. Trong khi đó, việc mất ngủ, đặc biệt ở người già thường kéo dài, đòi hỏi có loại thuốc có thể dùng dài hạn mà không độc.
Tuy nhiên, để chữa mất ngủ trước tiên bác cần áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh căng thẳng... Khi các biện pháp này thất bại bác mới nên cần đến sự trợ giúp của thuốc.
Bình luận của bạn