Chúng ta cần làm tốt khâu hậu kiểm để đảm bảo an toàn thực phẩm
Quy định lắm nhưng vẫn lắm nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Tạm giữ lô hàng nghi ngờ chứa lá Khát để sản xuất ma túy đá
Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ tư (1/3/2017)
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ học tiểu học
Theo ông Khánh, trong thời gian vừa qua, chúng ta “siết” rất nhiều các quy định liên quan đến điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trên thực tế thì đây là cách quản lý theo kiểu tiền kiểm. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tìm cách vượt qua các điều kiện này để có “giấy phép” nhưng khi thực hiện thì lại không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, theo ông Khánh, cách “quản lý văn minh” nhất là phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tức là tăng cường hiệu quả giám sát an toàn thực phẩm.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó Trưởng Ban thường trực Đoàn Giám sát về ATTP của Quốc hội thừa nhận, kết quả thực hiện giám sát ATTPtại các địa phương vừa qua của Đoàn cho thấy, tại các địa phương quan tâm tốt đến công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm, công tác đảm bảo ATTPđược thực hiện tốt.
Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực tế việc thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTPtại tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn tại Hà Nội và TPHCM thời gian vừa qua đã cho thấy hiệu quả tốt của công tác hậu kiểm với việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Bộ Y tế đã có báo cáo sơ bộ đến Chính phủ về những kết quả bước đầu của việc thực hiện thí điểm này.
Cụ thể, theo kết quả sơ kết 6 tháng triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại thành phố Hà Nội, các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP đã thanh tra tại 05 quận huyện theo tiêu chí đa dạng về vị trí địa lý ( 03 quận nội thành, 02 huyện ngoại thành phía Tây, Đông thành phố; đa dạng về loại hình sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả thành thị và nông thôn). Các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP đã thanh tra 710 cơ sở, số cơ sở vi phạm: 313 cơ sở, trong đó: nhắc nhở: 34 cơ sở, phạt cảnh cáo: 140 cơ sở, phạt tiền: 139 cơ sở, với tổng số tiền phạt: 337.800.000,0 đồng , đóng cửa: 17 cơ sở. So với 06 tháng cùng kỳ trước thực hiện thí điểm, tỷ lệ cơ sở vi phạm hành chính cao hơn (21,2% so với 17,6%), số tiền phạt cao hơn (750.300.000 so với 222.980.000 đồng)
Tại TPHCM, các đoàn thanh tra chuyên ngành ATTP tại 05 quận/huyện và 10 phường/xã/thị trấn đã tiến hành thanh tra: 446 cơ sở/7.097 cơ sở quản lý (tỷ lệ 6,3%). Trong đó tuyến quận/huyện thanh tra 124 cơ sở; tuyến phường/xã/thị trấn thanh tra 322 cơ sở. Phát hiện vi phạm: 99 cơ sở, xử lý vi phạm: phạt tiền 82 cơ sở với tổng số tiền phạt 343.200.000 đồng; (còn 17 cơ sở đang tiến hành xử lý).
Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ Y tế đã đề xuất mở rộng mô hình thí điểm ra thêm nhiều tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương. Hiện tại đã có nhiều địa phương đăng ký tham gia mô hình thí điểm này. Nếu được thông qua thì việc thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP sẽ tăng cường hiệu quả của công tác giám sát, hậu kiểm để từ đó giảm được nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho cộng đồng.
Bình luận của bạn