Ít như... bác sỹ chuyên ngành ung thư

Thiếu bác sỹ chuyên ngành khiến việc điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn (Ảnh minh họa)

Một tin nhắn – triệu nghĩa tình gửi trao bệnh nhân ung thư

Nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng

Vitamin D "cứu" bệnh nhân ung thư vú

Áo thun dành riêng cho bệnh nhân ung thư

Ngay tại bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện K, với quy mô 1.800 giường bệnh, trong đó có 1.500 giường nội trú, tuy nhiên mới chỉ có 1.000 cán bộ y tế, tương đương 0,5 - 0,6 cán bộ/giường. Trong khi tối thiểu cần 1,1 cán bộ/giường và nếu tính theo nhu cầu tối thiểu này thì Bệnh viện K thiếu 50% cán bộ.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, năm 2000, số ca mắc ung thư là 68.810 ca và lên tới 126.307 ca vào năm 2010. Theo ước tính vào năm 2020, số mắc ung thư tại nước ta lên tới 190.000 ca.

Trước tình trạng gia tăng các bệnh ung thư, các chuyên gia đánh giá, việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để thải độc, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư có thể được coi là một giải pháp đáng được lưu tâm trong cuộc chiến với căn bệnh quái ác này.

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, năm 2000 cả nước mới có 3 bệnh viện ung thư và 12 khoa ung bướu ở các bệnh viện địa phương. 15 năm sau, con số này tăng lên tới 6 bệnh viện ung thư và khoảng 50 trung tâm, khoa ung bướu. Hệ thống bệnh viện, khoa ung bướu hiện có chỉ mới đáp ứng được 70% nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, 30% còn lại đang bị quá tải.

Để giải quyết tình trạng này, PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh nhận định, muốn đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là người bệnh ung thư, mỗi tỉnh thành phải có một khoa, trung tâm ung bướu có khả năng phát hiện bệnh sớm, từ đó có thể điều trị cơ bản và chữa khỏi hoàn toàn được bệnh ung thư.

Theo dự kiến, phải đến năm 2025, Việt Nam mới đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh nhân ung thư.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn