Chơi “Cỏ Mỹ” sẽ gây ra chứng hoang tưởng mạnh (Ảnh minh họa)
Có nên thúc đẩy ứng ụng của cần sa trong y tế?
Cần sa không làm teo não như các chất gây nghiện khác
Ông bố đối mặt với án tù vì cho con ung thư giai đoạn cuối dùng dầu cần sa
Ngộ độc do ăn bánh ngọt tẩm cần sa
Bé gái 2 tuổi phải dùng cần sa để chống co giật
Chơi "cỏ Mỹ" chính là chơi cần sa
Theo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay một bộ phận giới trẻ đang có mốt chơi “cỏ Mỹ” để thể hiện sự đẳng cấp của mình. Thực chất, sản phẩm này chỉ là một loại cần sa và được “núp bóng” dưới nhiều cái tên như "cỏ Mỹ", cỏ, bồ đà, tài mà... Cần sa là loại ma tuý được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa có tên Cannabis Sativa. Cây cần sa có hình dáng giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ.
Để sử dụng, người dùng sẽ lấy cần sa lăn bằng tay thành thuốc cuốn vào rồi hút, hoặc hút bằng ống điếu. Các bác sỹ cho biết, nếu sử dụng cần sa ở lượng ít, nó sẽ tạo ra cảm giác sảng khoái, yêu đời, kích thích ăn uống. Đây là điểm rất khác với ma túy đá vốn gây chán ăn. Vì vậy, người nghiện cần sa giai đoạn đầu rất béo và khỏe. Tuy nhiên, khi "đói" thuốc sẽ gây hiện tượng lên cơn nghiện như đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân...
Nếu sử dụng cần sa thường xuyên và trong thời gian dài, người nghiện sẽ gặp phải những vấn đề sức khoẻ như nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về đường hô hấp,... Ngoài ra còn có các ảnh hưởng đến tâm lý, gây ảo giác, tâm trạng luôn kích thích, giảm trí nhớ.
Thực chất "cỏ Mỹ" chính là cần sa (Ảnh minh họa)
Cơ chế gây "phê" của cần sa
Giải thích tại sao khi người dùng “cỏ Mỹ” lại có cảm giác “phê”, TS. Hùng cho biết, trong cần sa có chất THC (Tetra Hydro Cannabinol), đây chính là chất gây nên chứng hoang tưởng mạnh ở người sử dụng. Khi hút phải chất này, THC nhanh chóng qua phổi vào máu, sau đó sẽ theo máu đi lên não và kích thích các noron thần kinh tại khu vực này. Từ đó, THC làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến họ có cảm giác khoan khoái khác biệt. Cảm giác này diễn ra sau vài phút và có thể kéo dài đến 5 giờ đồng hồ.
Có thể mất đến một tháng để đào thải hết một liều THC ra khỏi cơ thể. Điều nguy hiểm là loại "cỏ Mỹ" sẽ tạo ra chứng hoang tưởng từ những lời nói, sự chỉ dẫn trong vô thức khiến người sử dụng sẽ làm theo. Tùy thuộc vào thần kinh của từng người cụ thể mà “cỏ Mỹ” có những tác động gây ảo giác khác nhau.
Nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian từ 3 tháng thì khả năng hồi phục não bộ của người nghiện sẽ vô cùng khó khăn. Lúc này, người nghiện đã gặp phải chứng hoang tưởng nặng như cho rằng có một hoặc nhiều người đang theo dõi tìm cách làm hại mình, những người xung quanh đang giễu cợt, coi thường hoặc dò xét mình với ý đồ xấu.
Để cai nghiện “cỏ Mỹ”, các bác sỹ cho biết, người nghiện cần được đưa đến trung tâm y tế để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra cách điều trị thích hợp. Hiện nay, cai nghiện cần sa cũng có phác đồ riêng, sau 7 - 9 ngày cắt cơn nghiện, bệnh nhân có thể về nhà điều trị duy trì với các biện pháp thanh tẩy cơ thể bằng cách dùng thuốc uống hoặc truyền dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những liệu pháp tâm lý, hỗ trợ bằng thuốc thì điều tiên quyết vẫn phải là do quyết tâm của người sử dụng mới tránh khỏi tình trạng tái nghiện khi hòa nhập cộng đồng.
Bình luận của bạn