Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn
Sẽ tiêm phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota miễn phí
Tiêu chảy do rotavirus "vào mùa"
Tiêu chảy so Rotavirus: Số trẻ nhập viện tăng vọt
Thuốc cầm tiêu chảy: Không dùng quá 2 ngày
Trả lời:
Phó Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết;
Chào bạn! Do tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải, nên trong điều trị, việc cần làm trước tiên là dùng oresol để bù nước và điện giải. Nhiều bố mẹ vì quá lo lắng con bị mất nước nên đã nhanh chóng cho con uống thuốc cầm tiêu chảy, tuy nhiên điều này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. Với trẻ bị tiêu chảy do rota virus, tiêu chảy do vi khuẩn, nấm, hóa chất... việc ngăn cơ chế đưa chất thải ra khỏi cơ thể theo phương pháp này có thể khiến bệnh của trẻ kéo dài, thậm chí nặng hơn. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khiến số lần đi ngoài của trẻ giảm đi và điều này khiến bụng của trẻ bị chướng lên, trẻ sẽ bị nôn do đầy bụng.
Chỉ khi xác nhận nguyên nhân gây tiêu chảy mới dùng thuốc đặc hiệu như bị nhiễm khuẩn sẽ dùng kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng dùng thuốc trị ký sinh trùng (như bị lỵ amip dùng metronidazol...), bị viêm loét đại tràng có thể dùng thuốc chống viêm glucocorticoid... Muốn sử dụng các thuốc đặc hiệu vừa kể phải có sự chẩn đoán của bác sỹ và việc dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ định, chứ không thể tùy tiện.
Khi trẻ bị tiêu chảy bạn cần lưu ý một số điều sau: Nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ lớn hơn bị tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn nhiều (quá 4 lần trong 1 giờ), quá mệt, có dấu hiệu mất nước nặng, phân có lẫn máu, hoặc tiêu chảy quá 3 ngày chưa khỏi thì nên đưa trẻ tới bệnh viện.
Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!
Bình luận của bạn