Vật nuôi là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng ở trẻ
Bà bầu tránh ăn lạc, uống sữa có giúp trẻ sinh ra không bị dị ứng không?
Mẹ ăn nhiều đường khi mang thai, con có nguy cơ cao bị hen suyễn
Cha mẹ cần làm gì khi con bị hen phế quản?
Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ nhỏ
Tiến sỹ Elana Pearl Ben-Joseph - Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Nemours, trả lời:
Chào bạn!
Tỷ lệ dị ứng với vật nuôi ở người bình thường chỉ ở mức 10%, song tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân hen suyễn lại là 30% hoặc cao hơn. Vì vậy, nếu con bạn bị hen suyễn, bạn hãy cân nhắc việc nuôi vật nuôi, thú cưng bởi chúng có thể là nguồn sản sinh các dị nguyên - là tác nhân gây dị ứng.
Tác nhân khiến trẻ hen suyễn bị dị ứng là protein được tìm thấy trong nước bọt, các tế bào da hoặc nước tiểu của vật nuôi. Lông của vật nuôi không phải là tác nhân gây dị ứng, nhưng những protein gây dị ứng cho trẻ có thể bám vào lông vật nuôi khi chúng dùng lưỡi để liếm thân mình.
Ngoài ra, lông vật nuôi có thể là nơi chứa bụi, phấn hoa, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác. Những tác nhân này có thể khiến bệnh hen suyễn của trẻ nặng hơn. Nhiều người cho rằng, một số giống chó, mèo đạc biệt là những giống chó không rụng lông không phải là tác nhân gây bệnh hen suyễn. Tuy nhiên tất cả các loài động vật máu nóng đều chứa các protein có khả năng gây dị ứng.
Nếu con bạn bị dị ứng với vật nuôi bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể nuôi vật nuôi nếu con bạn được bác sỹ cho sử dụng liệu pháp miễn dịch. Khi áp dụng liệu pháp này bệnh nhân sẽ được tiêm chất chống dị ứng với liều tăng dần. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hay loại bỏ hoàn toàn quá mẫn.
Ngoài ra, để hạn chế dị ứng, bạn nên cố gắng dạy cho con không được ôm hoặc hôn vật nuôi; Nên hút bụi thường xuyên đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ; Khuyến khích trẻ rửa tay sau khi chơi với vật nuôi. Lưu ý: Khi cho trẻ đến nơi có nuôi vật nuôi, bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc chống dị ứng và các thuốc điều trị đợt hen suyễn bùng phát.
Chúc bạn và gia đình Sức khỏe!
Bình luận của bạn