Cha mẹ cần làm gì khi con bị hen phế quản?

Bệnh hen phế quản ở trẻ em cần phát hiện và điều trị kịp thời

Bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn?

Dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ nhỏ

Hen phế quản, hen suyễn có di truyền không?

Có nên sử dụng tinh dầu để trị hen phế quản?

Khi chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà cha mẹ cần phải biết cách nhận biết và xử trí khi trẻ lên cơn, tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn hen, biết cách tự phòng ngừa bằng thuốc và tái khám theo đúng hẹn của bác sỹ. 

Những dấu hiệu trẻ sắp lên cơn hen

Khi thấy trẻ có những biểu hiện lạ như dưới đây thì cha mẹ cần cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu một cơn hen sắp được khởi phát:

- Trẻ cảm thấy bồn chồn khó ngủ

- Trẻ bị ho, đặc biệt vào ban đêm

- Trẻ bị ra mồ hôi nhiều, da tái, thở nhanh và lỗ mũi phập phồng

- Quan sát thấy trẻ thở nặng nhọc với môi mím chặt

- Trẻ bị ói mửa và mệt mỏi

Trẻ bị hen phế quản thường bị ho nhiều và thở khò khè

Cần xử lý thế nào khi trẻ lên cơn hen

- Khi trẻ lên cơn hen cấp: Đưa trẻ ra chỗ thoáng khí, cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra, trẻ sẽ dễ thở hơn.

- Khi trẻ lên cơn hen nhẹ: Sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: Ventolin, atrovent, bricanyl… Các loại thuốc này có thể dùng trong máy xông khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Khi dùng phải có chỉ định của bác sỹ và liều lượng thuốc phụ thuộc theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ

- Nếu cơn hen nặng, phải cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sỹ và phải đưa trẻ đến bác sỹ chuyên khoa ngay.

- Nếu trẻ có kèm theo sốt, cơn hen kéo dài trên 3 ngày, có thể trẻ bị hen bội nhiễm do vi khuẩn. Trong những trường hợp hen bội nhiễm phải cho trẻ uống kết hợp thêm kháng sinh.

Trẻ bị hen phế quản thường được sử dụng khí dung để cắt cơn hen

Có thể phòng tránh các cơn hen cho trẻ không?

Khi trẻ lên cơn hen, cha mẹ cần nắm được diễn biến của bệnh để kết hợp cùng với bác sỹ lập kế hoạch điều trị hen phế quản cho trẻ. Hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng tới việc cắt cơn hen trong khi nguyên nhân của bệnh còn là do di truyền, do gene. Khi trẻ có dấu hiệu khởi phát hen, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa hô hấp để điều trị sớm. 

Ngoài ra, cha mẹ còn có vai trò kiểm soát các yếu tố làm khởi phát cơn hen cho trẻ, bằng cách:

- Cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen: Trong phòng ngủ của trẻ không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không để hoa tươi; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi, tránh xa phấn hoa… Cần giữ nơi ở thoáng mát. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản, các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển...

Cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn hen

- Nếu trẻ có các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phỏi, viêm mũi họng. … thì cần được điều trị sớm vì đây có thể là yếu tố làm cơn hen tái phát.

- Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm đủ vaccine chống cúm theo lịch. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống Broncho vacxom, là chất ly giải đông khô của một số loại vi khuẩn, khi uống vào có tác dụng tăng cường tác dụng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn hô hấp tái phát - là nguyên nhân khởi phát những đợt hen cấp nặng nề

- Để dự phòng hen cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho trẻ tại một cơ sở chuyên khoa, ít nhất là 18 tháng. Trong thời gian này, dù trẻ không bị lên cơn hen thì các bậc phụ huynh vẫn phải đưa con tới khám theo chỉ định của bác sỹ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bởi vì bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ