Con có nguy cơ cao bị hen suyễn nếu mẹ ăn nhiều đường khi mang thai
Mang thai ăn chay: Ăn gì cho khỏe mẹ, lợi con?
Phụ nữ nên chú ý gì khi mang thai và sinh con muộn?
Lợi ích của việc uống nước dừa khi mang thai
Dấu hiệu bà bầu bị thiếu máu và cách khắc phục
Các nhà khoa học đến từ Đại học Queen Mary và Đại học Bristol ở Anh đã hợp tác với nhau nhằm tìm hiểu mối liên hệ về thói quen ăn đường khi mang thai và nguy cơ dị ứng, mắc bệnh hen suyễn sau này của trẻ.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi GS. Seif Shaheen, Đại học Queen Mary, được công bố trên tạp chí European Respiratory.
Cụ thể, GS. Shaheen cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu của gần 9.000 cặp mẹ con tại Anh. Các nhà khoa học tiến hành kiểm tra mối liên hệ bằng yêu cầu những bà mẹ tham gia điền vào phiếu trả lời câu hỏi về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi con của họ tròn 7 tuổi, các nhà khoa học tiến hành kiểm tra dị ứng bằng các xét nghiệm da dương tính với các chất gây dị ứng như bụi, lông thú nuôi và cỏ.
Họ phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh dị ứng nói chung, đặc biệt là bệnh hen suyễn có liên quan mật thiết với lượng đường tiêu thụ của người mẹ trong giai đoạn mang thai.
Các nhà khoa học đã so sánh nhóm các bà mẹ tiêu thụ nhiều đường nhất với các bà mẹ tiêu thụ ít đường nhất trong thời gian mang thai. Kết quả cho thấy, so với những đứa trẻ có các bà mẹ tiêu thụ ít đường nhất trong thời gian mang thai, những đứa trẻ có các bà mẹ tiêu thụ nhiều đường nhất trong thời gian mang thai có nguy cơ bị dị ứng tăng 38%, nguy cơ bị hen suyễn tăng 101%.
Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ đường. Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ dị ứng và hen suyễn sau này cho con, phụ nữ mang thai ăn quá nhiều đường có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và cản trở tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Ăn quá nhiều đường cũng dẫn đến tình trạng đường tích lũy nhiều trong nước tiểu, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường tiết niệu, tăng nguy cơ béo phì trong thai kỳ,...
Bình luận của bạn